HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Mẹo hữu ích về cách phân biệt các loại gỗ hương bạn nên biết

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 02/04/2022 - 0 bình luận

Cách phân biệt các loại gỗ hương là điều nhiều người tìm hiểu khi mua đồ nội thất từ gỗ hương. Bài viết dưới đây Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ hướng dẫn cho bạn những mẹo để phân biệt đơn giản nhất

Giới thiệu chung về gỗ hương

Trước khi tìm hiểu và cách phân biệt các loại gỗ hương, cần hiểu về đặc điểm chung của cây gỗ hương.

Tên gọi và nguồn gốc

Cây gỗ hương là cây họ Đậu, có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Cây gỗ hương có chiều cao khoảng 30-35m, thậm chí có cây lâu năm lên đến 40m. Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở vùng đất bazan, nơi khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra, cây có thể thích nghi tốt với những vùng có khí hậu nóng, đất khô và ít dinh dưỡng. 

Ngoài tên gọi gỗ hương phổ biến hiện nay, loại cây gỗ này còn có nhiều tên gọi khác ứng với từng loại riêng:

  • Theo nguồn gốc: cây gỗ hương Việt Nam, gỗ hương Lào, gỗ hương Campuchia, gỗ hương Thái Lan, gỗ hương Ấn Độ, gỗ hương Nam Phi và gỗ hương Nam Mỹ. Tên gọi gắn với từng vùng đất mà cây được trồng và khai thác.

  • Theo cách gọi dân gian và đặc điểm gỗ: giáng hương, dáng hương, cây đinh hương, hương ta, hương đỏ, cây hương đá, cây hương huyết, cây hương xám, hương thông, hương vân,....

Phân biệt các loại gỗ hương và sản phẩm chế tác từ gỗ hương

Phân biệt các loại gỗ hương và sản phẩm chế tác từ gỗ hương

Chất lượng và giá trị cây gỗ hương

Gỗ hương là gỗ được khai thác trực tiếp từ cây gỗ hương trong các khu rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng. Theo danh sách phân loại gỗ tại Việt Nam, loại gỗ này được đưa vào danh sách gỗ nhóm I (những giống gỗ quý hiếm và có giá trị lớn nhất tại Việt Nam).

Gỗ hương phân bố nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Nam Phi, Đông Bắc của Ấn Độ, Nam Mỹ. Khi tìm cách phân biệt các loại gỗ hương, loại cây này có nhiều khu vực phân bổ khác nhau nên tính chất và chất lượng gỗ cũng khác nhau. Nhưng hầu hết các loại gỗ hương vẫn có những đặc điểm chung sau:

  • Thớ gỗ: khi quan sát bằng mắt thường thớ gỗ Hương được cắt ra, thớ gỗ có màu đỏ sẫm, một số có vòng vàng nhạt viền bên ngoài, vân gỗ đẹp và sắc nét, có chiều sâu.

  • Tính chất gỗ hương: gỗ sờ mịn, thớ gỗ dẻo và dai, tom gỗ nhỏ. Gỗ có tỷ trọng thật nặng nên kết cấu cứng, nặng, cầm lên chắc chắn.

Ưu điểm vượt trội của gỗ hương

Gỗ hương có những ưu điểm vượt trội khiến nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để làm nguyên liệu chế tác sản phẩm nội thất:

  •  Không bị mối mọt xâm nhập

  • Gỗ có hương thơm nhẹ như mùi tinh dầu vừa giúp thư giãn vừa tránh được ẩm mốc và kiến

  • Gỗ bền và chắc chắn, sản phẩm từ gỗ hương có thời gian sử dụng lâu dài.

  • Chất lượng gỗ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, bởi vậy không hề bị co ngót hay mục.

Nhiều người khi tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ hương thường thắc mắc liệu gỗ hương có bị nứt sau một thời gian sử dụng không? Như những đặc tính về cây thân gỗ vượt trội với độ cứng và bền cao cùng với việc thân gỗ chứa nhiều tinh dầu. Bởi vậy sử dụng sản phẩm từ gỗ hương sau một thời gian dài không hề bị nứt, trầy xước hay mối mọt.

Các dòng gỗ hương trên thị trường

Gỗ hương đỏ Việt Nam

Gỗ hương đỏ Việt Nam còn được gọi là giáng hương, đinh hương hay gỗ hương ta. Đây là loại gỗ quý và có giá đắt nhất hiện nay. Nước ta đã cấm khai thác dòng gỗ này do tình trạng khai thác quá mức dẫn tới sự khan hiếm, số lượng cây còn lại cực ít.

  • Đặc điểm gỗ hương

Gỗ hương đỏ có mùi thơm nhẹ, màu đỏ sậm, thân gỗ nặng, đặc. Thớ gỗ dẻo và dai, khi cắt ra trông mịn và đặc, tom và xớ gỗ rất bé. Khi còn mộc gỗ có màu đỏ tự nhiên, sau khi được pu bóng mờ thì chuyển màu cánh dán và làm nổi bật đường vân sáng hơn.

  • Nhận biết

Tuy gỗ có mùi thơm nhẹ nhưng sau khi pu thường không cảm nhận được mùi thơm rõ rệt. Bởi vậy có cách phân biệt các loại gỗ hương đỏ với chất gỗ khác là ngâm vào nước. Tuy có màu đỏ nhưng khi ngâm nước khoảng 2 tiếng, nước sẽ chuyển màu sang hơi vàng nhạt hoặc xanh nước chè. Cách dễ nhất là dùng giấy nhám chà vào mặt dưới của sản phẩm và đem ngâm nước

  • Cách bảo quản

Với dòng gỗ hương đỏ nên tránh ánh nắng trực tiếp sau khi khai thác hoặc đã chế tác thành phẩm. Nếu phơi nắng nhiều sẽ làm cong vênh, dẫn đến giảm chất lượng gỗ. Tuy có khả năng chống mối mọt cao nhưng trong môi trường quá ẩm mốc vẫn có thể khiến sản phẩm dễ bị mối mọt xâm nhập. Lưu ý thường xuyên lau bụi bẩn trên bề mặt gỗ để sản phẩm luôn được mới đẹp và không bị xuống cấp.

Gỗ hương đỏ Nam Phi

  • Đặc điểm 

So với những phân khúc gỗ như trên, gỗ hương đỏ Nam Phi không có giá trị lớn như gỗ Việt Nam hay gỗ Lào và Campuchia, đồng thời cũng có một số đặc điểm khác biệt. Gỗ vẫn có mùi thơm nhẹ nhưng sau một lúc cắt ra sẽ dần mất đi mùi thơm. Vị trí tâm gỗ có màu nâu đỏ và đều màu, phần dát gỗ viền ngoài màu vàng nhạt. Vân gỗ khá mịn, liền mạch nhau.

  • Cách nhận biết

Với cách phân biệt các loại gỗ hương Nam Phi có sự khác biệt so với gỗ hương đỏ nguồn gốc ở khu vực khác. Gỗ khi cắt ra màu đỏ tươi và sau một thời gian chuyển sang màu cánh gián. 

Khi bỏ mùn gỗ vào nước thì có hiện tượng váng nổi lên (tinh dầu của gỗ) và nước chuyển màu đỏ tươi. Còn khi đốt, gỗ hương Nam Phi cháy lâu, tỏa mùi thơm dễ chịu và để lại tàn tro màu trắng.

  • Cách bảo quản: tương tự loại gỗ hương đỏ Việt Nam.

Gỗ hương đỏ Lào và Campuchia

Hai loại gỗ này có tính chất và đặc điểm khá tương đồng nên rất khó để phân biệt 2 chất gỗ này. Gỗ hương đỏ Lào và Campuchia có màu nâu hồng, sáng và tươi hơn so với màu đỏ nâu của gỗ truyền thống. So với gỗ Việt Nam, 2 loại gỗ này vân và màu gỗ được nhận xét không đẹp bằng. Cách nhận biết và bảo quản gỗ này cũng tương tự với gỗ hương đỏ như trên.

Gỗ hương đá

  • Đặc điểm

Nhiều người cho rằng loại gỗ này có chất gỗ rắn chắc như đá nên gọi là gỗ hương đá, cũng có ý kiến cho rằng vì màu gỗ có phần nhạt hơn so với gỗ hương đỏ, nhìn giống đá nên có tên gọi như vậy. Cũng có người nhận xét vân gỗ giống vân đá quý nên được ưu ái đặt tên như vậy. Khi tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ hương, tất cả ý kiến trên đều đúng với những đặc điểm của gỗ hương đá.

Gỗ hương đá sở hữu đường vân màu nâu hồng, sắc nét, mật độ vân dày và mịn màng. Với những người yêu thích gỗ màu sáng thì đây là loại gỗ có sức hấp dẫn tuyệt đối, công thêm chất gỗ đặc nặng rất dễ chế tác. Càng sát phần lõi gỗ sẽ đậm màu hơn và có mùi thơm nhẹ, màu gỗ dùng càng lâu càng đẹp, càng sáng hơn.

  • Cách nhận biết

Tương tự với gỗ hương đỏ, gỗ hương đá khi ngâm cũng làm nước chuyển xanh nhưng nhạt hơn. Gỗ hương đá có dầu nên nếu ngâm lâu gỗ sẽ chuyển màu sang xám.

  • Cách bảo quản

Gỗ hương đá cũng có cách bảo quản tương tự như gỗ hương đỏ. Ngoài ra, việc đánh vecni cho sản phẩm làm từ gỗ hương đá cũng giúp ngăn chặn việc bị mối mọt xâm nhập.

Gỗ hương đá có tính chất rất khô nên tuyệt đối phải tránh lửa vì rất dễ cháy. Có thể đem phơi đồ gỗ ra ngoài nắng khoảng 3-4 tháng 1 lần, tuy nhiên tránh việc phơi nắng quá thường xuyên hoặc để nhiều giờ liên tiếp sẽ giảm chất lượng gỗ.

Gỗ hương vân

  • Đặc điểm

Gỗ hương vân được trồng và khai thác nhiều ở Nam Phi nên nhiều người còn gọi là gỗ hương vân Nam Phi. Một cái tên khác của loại gỗ này bạn có thể gặp khi tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ hương là gỗ hương nghệ.

Gỗ hương vân cũng được săn đón trên thị trường hiện nay do có chất lượng tốt và giá cả mềm hơn những loại gỗ hương khác. Với màu sắc đặc trưng là màu vàng nhạt như củ nghệ, thớ gỗ tương đối đều màu, vân sậm, sắc nét. Màu vân gỗ nâu sậm nổi bật và đường vân đa dạng kiểu cách, có chiều.

  • Cách nhận biết

Đơn giản nhất để nhận biết gỗ hương vân chính là mùi. Loại gỗ này có đặc trưng mùi chua hoặc thối, ngay cả khi cho gỗ ngâm vào nước cũng khiến nước có mùi chua. Thêm vào đó, đường vân nhiều và dày đặc cũng giúp người mua dễ dàng nhận ra loại gỗ này.

  • Cách bảo quản

Gỗ hương vân cũng có những ưu điểm tốt giống các loại gỗ hương khác như độ bền lâu, vân gỗ đẹp,... Tuy nhiên loại gỗ này cũng cần tránh ánh nắng trực tiếp và tránh môi trường ẩm ướt, ngăn ngừa mối mọt. Thêm vào đó, những sản phẩm chế tác từ gỗ hương vân thích hợp hơn với khí hậu khô nóng miền Nam vì miền Bắc vào mùa nồm ẩm dễ bốc mùi khó chịu.

Gỗ hương vân sau khi chế tác vẫn giữ được những đặc tính gỗ tốt

Gỗ hương vân sau khi chế tác vẫn giữ được những đặc tính gỗ tốt

Gỗ hương xám

Ngoài những loại gỗ được nhiều người biết đến rộng rãi như gỗ hương đỏ, gỗ hương đá,... thì khi tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ hương, còn có gỗ hương xám. Việc nhận biết loại  gỗ này khá dễ vì gỗ có màu xám, thân gỗ sở hữu nhiều được vân đen. Tuy nhiên chất gỗ không được tốt, sờ khá sộp và không có độ mịn, dễ bị cong vênh hoặc thay đổi tính chất theo thời gian.

Gỗ hương Nam Mỹ

Loại gỗ hương được khai thác từ Nam Mỹ hiện nay là phân khúc gỗ hương có giá thành rẻ nhất thị trường hiện nay. Ưu điểm lớn của gỗ cứng và chắc chắn, cầm nặng tay, tránh được mối mọt. Tuy nhiên nhìn bề ngoài gỗ khá thô, đường vân ít, công thêm tom gỗ to, khi cắt khúc thì tạo ra nhiều mùn. Loại gỗ hương Nam Mỹ này sử dụng chủ yếu trong việc làm đồ gỗ không đòi hỏi quá nhiều về mặt thẩm mỹ hay dùng để làm ván lát sàn,...

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi để bạn có những thông tin về cách phân biệt các loại gỗ hương dễ dàng và chuẩn xác nhất. Hi vọng bài viết trên sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị. 

Giải đáp thắc mắc gỗ hương đỏ là gì và đặc trưng của loại gỗ này
Gỗ sồi Nga có tốt không? Lưu ý khi sử dụng nội thất gỗ sồi Nga
Cách nhận biết gỗ cẩm lai đơn giản, dễ áp dụng vào thực tế nhất

Top
icon icon icon