Để biết được cách sắp xếp bàn thờ thần tài đúng chuẩn phong thuỷ, gia chủ cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh phạm phải những điều cấm kỵ liên quan đến tâm linh. Hãy cùng Gỗ Đẹp tìm hiểu cách sắp xếp bàn thờ thần tài thu hút tài lộc nhiều nhất trong bài viết dưới đây.
Cách sắp xếp bàn thờ thần tài chuẩn phong thủy
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần được nhân dân tôn thờ, quý trọng, nhất là những gia đình làm ăn kinh doanh, buôn bán. Vị thần này cai quản và mang lại tài lộc, của cải cho gia đình, giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi.
Thần Tài được chia làm hai vị: Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.
Văn thần tài lại được chia thành 2 vị là Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh. Hai vị thần này được thờ cúng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc.
Tài Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với với khuôn mặt trắng, để tóc dài, dáng vẻ toát lên sự oai phong. Lộc Tinh đại diện cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức trong công việc; đứng ngang hàng với hai vị thần nổi tiếng là Phúc và Thọ.
Còn Võ Thần Tài được nhân dân thờ cúng trong đình, chùa là chủ yếu. Dáng vẻ thường thấy của Võ Thần Tài là mặt đen, râu rậm, trên tay cầm roi sắt, cưỡi hổ, đội mũ vàng, mặc chiến bào. Vị thần tên thật là Triệu Công Minh.
Thổ Địa còn được nhân dân gọi là Ông Địa, Thổ Công, là vị thần trông khu vực đất đai nơi ông được thờ phụng. Bởi thế cho nên dân gian xưa mới có câu “ Đất có thổ công, sông có hà bá “ là vậy.
Mỗi gia đình đều được một vị Thổ Địa trông coi nhà cửa, quản lý đất đai. Ông Địa thường được miêu tả với hình ảnh khá gần gũi là một vị thần bụng to, mặt hiền lành, miệng luôn nở nụ cười khoái chí. Trong tín ngưỡng Phật giáo, ông Địa cũng được coi trọng. Nhiều tăng ni Phật tử thờ cúng vị thần này ngay tại nhà.
Phong tục thờ cúng Thần Tài và Ông Địa đã trở thành giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, thể hiện mong muốn làm ăn thuận lợi, mọi việc suôn sẻ, được phù hộ cho con đường sự nghiệp hanh thông. Đặc biệt, những gia đình buôn bán, kinh doanh lại càng phải lễ bái hai vị thần này thường xuyên.
Thờ Thần Tài với mong muốn làm ăn thuận lợi
Cả Thần Tài và Thổ Địa đều là 2 vị thần được chính Ngọc Hoàng phong cho địa tiên nhất đẳng chánh thần, đại diện cho mười vị thần bảo hộ trấn giữ gia đạo.
Người Việt ta thờ Thổ Địa với mong muốn được phù hộ cho mùa màng bội thu, thờ Thần Tài để cầu buôn bán, làm ăn phát đạt, thuận lợi, phúc lộc, viên mãn đầy nhà. Thông thường, người ta thờ cả hai vị thần này trên cùng một bàn thờ.
Ông bà ta thường nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, muốn phước lộc đầy nhà, gia chủ phát tài, trong gia đình không thể thiếu bàn thờ thần tài, ông địa. Và dưới đây là cách sắp xếp bàn thờ thần tài từ chuyên gia của Gỗ Đẹp
Theo phong tục tập quán của người Việt, khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài được đặt trên mặt đất, tại một góc nhà. Thông thường, bàn thờ thần tài được đặt ngay ở cửa ra vào để thu hút tài lộc.
Cần tránh đặt bàn thờ thần tài ở góc khuất, ít người qua lại, bởi như vậy sẽ không thu hút được vận khí tốt vào nhà. Bàn thờ nên đặt trong những không gian sáng sủa, tiếp nhận đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu bắt buộc phải đặt bàn thờ ở những góc quá tối thì gia chủ có thể thắp thêm đèn, sử dụng ánh sáng nhân tạo thay cho nguồn ánh sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó, sau lưng bàn thờ phải có chỗ dựa vững chãi thì mới hội tụ được tiền tài. Gia chủ cũng cần tránh đặt bàn thờ gần vị trí phòng vệ sinh, phòng bếp hoặc gần thùng rác, đối diện gương, bởi những vị trí này được coi là ô uế.
Cách sắp xếp bàn thờ thần tài chuẩn là đặt theo những hướng hợp mệnh với gia chủ hoặc cũng có thể đặt theo dòng khí hướng vào nhà. Hai cung được lựa chọn nhiều nhất làm vị trí đặt bàn thờ là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân.
Hai cung này giúp gia đình làm ăn thuận lợi, tấn tới, gia đạo bình an, khoẻ mạnh, nếu là người làm kinh doanh thì sẽ có đầu óc minh mẫn, sáng suốt, biết nắm bắt cơ hội để buôn may bán đắt. Trong 2 cung đã nêu trên thì cung Thiên Lộc tốt hơn cung Quý Nhân một chút.
Để sắp xếp ban thần tài đúng chuẩn phong thuỷ, trước hết, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng dưới đây:
Tượng Thần Tài, Ông Địa, Thần Phát: Người Việt Nam thường thờ chung cả ba vị thần này trên bàn thờ thần tài, vì thế, gia chủ nhất định phải sắm tượng của cả ba ông, tốt nhất là tượng làm bằng chất liệu sứ.
Lễ vật cần có trên bàn thờ ông địa
Bát hương: Gia chủ nên rửa bát hương cho thật sạch sẽ, rồi sử dụng rượu gừng để tẩy uế. Cùng với đó, mỗi bát hướng đều nên có cốt bao gồm tro trấu hay cát trắng và một chiếc túi nhỏ gồm thiết vàng, thiết bạc, ngọc, mã não, xà cừ, thạch anh, san hô đỏ,…
Hũ đựng gạo, muối, nước: Theo quan niệm phong thuỷ, ba hũ muối, gạo, nước đều không cần thường xuyên thay mới mà có thể để đến cuối năm thay một lần.
Bình hoa tươi và đĩa trái cây: Nên đặt bình hoa phía tay phải và trái cây ở bên tay trái theo hướng nhìn từ ngoài vào trong.
Khay hình chữ Nhất cùng 5 chén nước: Gia chủ có thể dùng khay hoặc không, miễn là xếp được 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương, ngũ hành sinh sôi, phát triển.
Ông cóc ngậm tiền: Khi sử dụng cóc ngậm tiền trong sắp xếp bàn thờ thần tài ông địa, khi thắp hương buổi sáng cần quay đầu cóc hướng ra ngoài để đón tài lộc từ bên ngoài vào, đến khi trời tối lại quay đầu ông cóc vào trong nhà để giữ tiền không bị thất thoát ra ngoài.
Tô sứ nông lòng đựng nước, rải cánh hoa tươi lên trên: Ở phía ngoài cùng trên mặt đất, gia chủ nên sử dụng một tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy ắp nước rồi sau đó ngắt một vài cánh hoa trải trên mặt nước. Việc này làm Minh Đường Tụ Thủy, với ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi.
Tượng Phật Di Lặc: Khi sắp xếp ban thần tài, gia chủ có thể sắm thêm tượng Phật Di Lặc để kiềm chế các vị thần khác làm điều sai trái.
Xem thêm: Tìm hiểu chất lượng của sập thờ được làm từ gỗ mít, chất lượng gỗ từ thiên nhiên.
Theo quan niệm dân gian, bên cạnh việc dâng lễ vật lên Thần Tài vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng giống như ở bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật, người ta còn lấy ngày 10 âm lịch hàng tháng là một ngày riêng cúng Thần Tài. Đối với cúng Thần Tài, Thổ Địa, gia chủ có thể sắm sửa lễ chay hay lễ mặn đều được.
Lễ mặn: lọ hoa tươi, mâm ngũ quả, 5 nén hương, 5 chum rượu, 2 cây nến, 2 điếu thuốc lá, muối, gạo, 2 miếng vàng bạc đại, 1 bộ tam sên (thịt, trứng, tôm, cua được luộc chín)
Lễ chay: hoa quả, đèn, hương, bánh kẹo.
Thêm vào đó, vào những ngày thường, gia chủ nên thắp những nén hương vào thời gian thích hợp, tốt nhất là buổi sáng, thay nước thường xuyên cho bình hoa và kiểm tra kỹ lưỡng đồ lễ trên bàn thờ.
Trước lễ cúng thần tài ông địa, bạn nên dùng nước lá bưởi để tẩu trần hoặc dùng một cái chậu sạch sẽ, đổ nước sạch pha với một chút rượu trắng để lau dọn, tắm rửa cho Thần Tài, Ông Địa và Thần Phát.
Sau đó, cần lau chùi, dọn dẹp tươm tất, thoáng đãng bàn thờ thần tài. Nếu bàn thờ thần tài có đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) thì cũng cần chú ý lau dọn và điều chỉnh hướng đặt.
Khi sắm sửa đồ cúng Thần Tài, bạn không bắt buộc phải quá nhiều lễ vật hay lựa chọn những món đồ có giá trị cao, chỉ cần đảm bảo đồ cúng luôn sạch sẽ, tươi mới. Tránh tuyệt đối việc đặt hoa hoặc quả đã héo úa hoặc hỏng trên bàn thờ nếu không muốn ảnh hưởng tới công việc làm ăn của gia chủ.
Vị trí đặt bàn thờ thần tài phải được giữ sạch sẽ, không nên để chó, mèo đi tới khu vực này. Vào những ngày 15, mùng 1, mùng 10 hàng tháng, cần tiến hành làm vệ sinh bàn thờ.
Khi mới lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa, nên thắp hương liên tục, không tắt hương trong vòng 100 ngày tiếp theo để tụ Khí.
Hũ gạo, muối, rượu khi thắp hương xong nên được đặt cố định, tránh vương vãi ra đường, chỉ nên giữ lại trong nhà với ý nghĩa không bị thất thoát tiền nong.
Vừa rồi là cách sắp xếp bàn thờ thần tài chuẩn phong thuỷ được các chuyên gia áp dụng để thu hút tài lộc, may mắn cho gia đình. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn vị trí đặt bàn thờ thần tài phù hợp cũng như biết cách sắp xếp ban thần tài gọn gàng, đẹp mắt. Hãy liên hệ với Xưởng Gỗ Đẹp nếu bạn muốn biết thêm một số thông tin liên quan.
Website: https://xuonggodep.com.vn/
Xem thêm:
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm để năm mới phát tài phát lộc