Lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm là cách gia chủ thể hiện hy vọng vào một năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn dẹp bàn thờ Thần Tài. Trong bài viết dưới đây, Xưởng Gỗ Đẹp sẽ đồng hành với bạn để tìm hiểu lau dọn bàn thờ Thần Tài đón tết.
Dọn dẹp bàn thờ thần tài mong muốn năm mới nhiều tài lộc
Dọn dẹp bàn thờ Thần Tài là việc làm quan trọng, cần thiết, vì vậy, gia chủ cần lựa chọn ngày và giờ Hoàng Đạo, hợp với công việc thờ cúng hoặc chọn ngày bách sự nghi dụng.
Theo quan niệm xưa, thời điểm lau dọn bàn thờ Thần Tài phù hợp nhất là sau rằm tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch), thời điểm này cũng vô cùng phù hợp để gia chủ tỉa chân nhang và vệ sinh bàn thờ.
Người xưa cho rằng, thời điểm phù hợp nhất để bao sái bàn thờ Thần Tài là sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch, bởi lúc này ông Công, ông Táo đã về trời, việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ giúp gia chủ bày tỏ lòng thành kính, tấm lòng và công đức đối với các đấng linh thiêng.
Vào những ngày thường, gia chủ không cần chuẩn bị bàn thờ quá cầu kỳ, nhưng đến thời điểm chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán, công tác chuẩn bị cho việc lau dọn bàn thờ thần tài nhân dịp cuối năm là vô cùng quan trọng để bày tỏ lòng thành kính và sự trân trọng của gia chủ đối với các vị thần linh.
Chuẩn bị bắt tay lau bàn thờ thần tài cần những gì
Theo quan niệm phong thuỷ, tất cả các vị thần linh đều là những người ưa sạch sẽ, ghét thích bụi bẩn và sự bừa bộn, vì thế, việc lựa chọn loại nước lau dọn bàn thờ cần được lưu ý.
Tuyệt đối tránh việc sử dụng nước thường khi lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước bưởi hay nước ngũ vị hoa hồi trong quá trình vệ sinh bàn thờ.
Khăn được sử dụng để lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm không được phép sử dụng để làm vệ sinh các vật dụng khác, vì thế, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch chỉ dành riêng cho việc dọn dẹp bàn thờ.
Lễ vật thờ cúng Thần Tài không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn các món lễ vật đơn giản, quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt như: gà luộc, thịt lợn quay, mâm ngũ quả,... cùng với các vật dụng bắt buộc như nhang, nền, trầu cau, vàng mã,...
Bước chuẩn bị trước khi lau dọn bàn thờ thường bị bỏ qua, không được các gia chủ chú ý đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là việc làm cần được chú trọng trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ Thần Tài.
Trước khi lau dọn bàn thờ Thần Tài, gia chủ hãy tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề để trình lên các vị Thần linh rằng mình chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ Thần Tài cho gia đình.
Việc thắp hương thông báo cho các đấng linh thiêng là vô cùng cần thiết, giúp các ngài biết và thông cả cho việc việc dọn dẹp của mình, mời các Ngài tạm lánh tới vị trí khác một thời gian để tiện cho việc lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm.
Ở bước này, gia chủ phải thắp 3 nén hương kính cao với các vị Thần linh, xin phép được tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ Thần Tài chuẩn bị đón Tết. Gia chủ nên chuẩn bị trước bài khấn phù hợp để trình báo với các đấng thần linh.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc dọn dẹp lần lượt những vật dụng đang bày trên bàn thờ ra một góc khác thật sạch sẽ, nhưng tuyệt đối không di chuyển lư hương. Sau đó, cần phân loại các đồ vật một cách cụ thể, rõ ràng để thuận tiện cho công tác vệ sinh cũng như tránh đổ vỡ khi lau dọn.
Trước hết, gia chủ cần sử dụng một chiếc khăn khô, sạch để lau dọn tàn hương và bụi bẩn, mạng nhện bên trong và xung quanh bàn thờ Thần Tài. Sau khi lau dọn xong bằng khăn khô mới sử dụng đến khăn ướt.
Thay tro trong bát hương như thế nào cho đúng?
Tùy từng vùng miền, địa phương mà bạn có thể sử dụng tro rơm sạch hoặc cát sạch mua ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng để thay.
Cần dứt khoát khi thay tro hay thay cát
Hạn chế tối đa xê dịch hay xoay chuyển hướng của lư hương.
Dùng một chiếc thìa sạch, múc từng thìa nhỏ tro, cát trong lư hương ra, chỉ giữ lại một lượng nhỏ bằng khoảng ⅓ lượng cũ, tránh đổ toàn bộ tro, cát ra ngoài cùng một lúc để tránh hao tán tài sản của gia đình.
Dùng một chiếc khăn sạch bọc xung quanh bát hương, tiếp đó đổ thêm tro, cát mới vào lư hương cho đến khi đầy khoảng ⅔, lau sạch và để lại ngay ngắn vào vị trí cũ.
Gia chủ nên lựa chọn những chân hương đẹp nhất, để lại số lượng chân hương theo số lẻ như 3-5-7.
Nếu gia chủ không có nhu cầu thay tro/ cát mới, chỉ cần dùng thìa sạch xúc bớt tro, cát cũ trong lư hương ra ngoài.
Bên cạnh dọn dẹp bàn thờ, cần phải vệ sinh sạch sẽ tượng Thần Tài bằng nước nấu lá bưởi, sử dụng khăn sạch, lau thật tỉ mỉ, cẩn thận để giữ gìn tài lộc.
Cuối cùng, hãy lau dọn sạch khu vực xung quanh bàn thờ và sắp xếp lại mọi vật dụng nguyên vẹn như vị trí ban đầu.
Những điều kiêng kỵ khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ thần tài
Khi dọn dẹp bàn thờ Thần Tài cuối năm, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh phạm thượng thần linh, làm mất đi tài lộc, may mắn của gia đạo.
Không nên dùng các loại hoa quả đã héo úa, hư hỏng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường làm ăn, phát triển công danh sự nghiệp của gia chủ.
Tránh đổ nước tràn ra bàn thờ gây ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ.
Không được phép nhổ hết toàn bộ chân nhang cũ rồi vứt đi: chân nhang cần được hóa tro, sau đó đem thả xuống sông. Việc đem vứt chân nhang đi là phạm phải điều tối kỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến vượng khí, tài lộc của gia đình.
Không dùng nước lã, nước lạnh khi lau dọn bàn thờ, chỉ được dùng nước ấm, rượu pha gừng,…
Không vệ sinh vật dụng thờ cúng ngay trên bàn thờ mà phải chuẩn bị một chiếc bàn phủ giấy đỏ hoặc vải sạch lên trên để lau dọn.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không được phép lau dọn bàn thờ.
Trên đây là các bước dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm chuẩn phong thuỷ mà gia chủ cần nắm rõ để giữ gìn và thu tài lộc, may mắn, hạnh phúc vào nhà hiệu quả nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Xưởng Gỗ Đẹp đã giúp bạn yên tâm kinh doanh, buôn bán hơn. Chúc bạn đọc và cả gia đình luôn tràn đầy vượng khí, công việc luôn thuận buồm xuôi gió.
- Có nên lập bàn thờ thần tài không? Chuyên gia tư vấn giải đáp
- Đặt bàn thờ thần tài quay ra cửa có nên không? Chuyên gia giải đáp