HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Lễ nhập trạch gồm những gì và những lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 12/05/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch gồm những gì là thắc mắc của nhiều gia chủ bởi đối với mỗi con người Việt Nam, việc xây nhà dựng cửa là vô cùng quan trọng. Thủ tục nhập trạch là cách gia chủ xin phép được về nhà mới và cầu mong những điều may mắn, bình an và thuận lợi. Muốn chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho lễ nhập trạch, hãy đón đọc bài viết dưới đây.

Tham khảo: Các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp sang trọng nhất hiện nay

Lễ nhập trạch cần những gì mới đầy đủ?

Lễ nhập trạch gồm những gì được nhiều gia chủ quan tâm và tìm hiểu

Lễ nhập trạch gồm những gì được nhiều gia chủ quan tâm và tìm hiểu

Để chuẩn bị cho buổi lễ nhập trạch diễn ra thuận lợi, như ý, gia chủ và gia đình nên có sự chuẩn bị chu đáo như chọn ngày tốt, chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, văn khấn,... để thể hiện lòng thành kính với bề trên.

Xem ngày tốt để làm lễ nhập trạch nhà mới 

Gia chủ nên kiêng kỵ làm lễ nhập trạch nhà mới vào tháng 7 dương lịch lẫn tháng 7 âm lịch, bởi những ngày này liên quan trực tiếp đến người chết như lễ vu lan báo hiếu cũng như tiết thanh minh. Tiếp đến hãy cố gắng tránh những ngày xấu như Thọ Tử, Tam Nương và Dương Công Kỵ rồi mới tính đến việc tìm ngày hoàng đạo.

- Ngày Thọ Tử: Gồm các ngày 5, 14, 23 âm lịch trong tháng.

- Ngày Tam Nương: Gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch trong tháng.

- Ngày Dương Công Kỵ: Gồm các ngày 13 tháng 1, 11 tháng 2, 7 tháng 4, 5/5, 3/6, 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12…

Thay vào đó gia chủ hãy cố gắng lựa chọn những ngày thuộc về hành Thủy – Kim. Cần tránh ngày Hỏa bởi làm lễ nhập trạch nhà mới trong ngày này dễ gây ra hỏa hoạn.

Lễ nhập trạch gồm những gì mới đầy đủ?

Lễ nhập trạch gồm những gì mới đầy đủ?

Xem thêm: Những mẫu bàn thờ tam cấp hiện đại đang được ưa chuộng nhất

Chuẩn bị mâm cúng làm lễ nhập trạch gồm những gì?

Tùy theo từng địa phương, từng vùng, miền mà các đồ lễ sẽ được bày trong mâm cúng ở lễ nhập trạch nhà mới có sự khác biệt. 

Bày biện mâm ngũ quả cho lễ nhập trạch gồm những gì?

Gia chủ nên bày ít nhất có 5 loại quả, chẳng hạn: xoài, dưa hấu, nải chuối, đu đủ, mãng cầu, dừa,… Các quả này phải to và đẹp, không bị dập nát. Sau khi rửa sạch cần phải xếp thật ngay ngắn và hài hoà để đặt vào mâm cúng.

Nhang đèn, hương hoa, trầu cau

Đây là những lễ vật không thể thiếu trong lễ nhập trạch nhà mới. Mâm hương hoa cúng bao gồm: hoa tươi, nhang, giấy vàng mã, 3 miếng trầu đã được têm, một cặp đèn cầy màu đỏ, một dĩa muối gạo, 3 chai nước, lọ muối và gạo. Hoa tươi gia chủ có thể chọn theo mùa.

Thịt rượu

Gia chủ ăn mặn và ăn chay sẽ bày biện mâm cúng khác nhau khi làm lễ nhập trạch. Mâm cúng mặn lễ nhập trạch gồm những gì? Một bộ tam sinh (tôm luộc, thịt luộc, trứng vịt luộc), xôi,  ba chén rượu, ba chén trà, ba điếu thuốc và gà luộc nguyên con. Các món ăn khác như canh, món chiên, món xào… Đối với một mâm cơm chay, cần chuẩn bị từ 4 đến 5 món tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.

Quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ trong quá trình khấn vái. Vì thế, gia chủ chỉ cần một mâm cúng bày biện sạch sẽ, gọn gàng, sắp xếp lễ vật lên mâm cúng nhập trạch và đặt theo hướng hợp với mệnh gia chủ. 

Đích thân người trụ cột gia đình phải thắp nén nhang xin nhập trạch và xin phép thần linh, thổ địa rước Gia tiên về nơi mới. Sau khi gia chủ khấn thần linh, thổ địa xong, cần làm lễ khấn, đồng thời báo cáo mời gia tiên về nhà mới.

Mâm cúng nhập trạch nhà mới

Mâm cúng nhập trạch nhà mới

Chuẩn bị văn cúng lễ nhập trạch gồm những gì?

Khi làm lễ cúng nhập trạch nhà mới, ngoài dâng lễ vật, việc thắp nhang đèn báo cáo với thần linh, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng. Lời khấn của gia chủ thể hiện sự thành tâm, bày tỏ những mong muốn của cả gia đình. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết chính xác tên của các vị thần, cách hành văn theo đúng chuẩn mực của một bài cúng nhập trạch. Chính vì vậy mà các chuyên gia về gia phong thủy đã biên soạn sẵn bài văn cúng lễ nhập trạch gồm những gì để người làm lễ chỉ cần dựa vào đó để đọc và chỉ cần tùy chỉnh theo thông tin cá nhân.

Văn khấn để lễ nhập trạch nhà mới bao gồm 2 nội dung: khấn thần linh, thổ địa xin gia nhập trạch và khấn chuyển nhà mới, xin được rước ông bà để về thờ phụng.

Khi đọc bài cúng trong lễ nhập trạch nhà mới thì gia chủ cần phải đọc văn cúng thần linh trước cúng tổ tiên sau.

Thủ tục làm lễ nhập trạch gồm những gì?

Để buổi lễ cúng nhập trạch nhà mới diễn ra theo đúng nghi thức, bạn nên thực hiện lễ cúng theo đúng quy trình 8 bước dưới đây:

Bước 1: Đốt một bếp than và đặt ở cửa chính giữa nhà, bếp cần phải có lửa, không được dùng bếp điện, bếp từ để thay thế thay thế.

Bước 2: Chủ nhà phải là người đi qua bếp đầu tiên, trên tay cầm nhang cúng và bài vị gia tiên, chân trái bước trước, chân phải bước sau. Tiếp đó, mỗi thành viên trong gia đình lần lượt bước qua bếp than, trên tay cầm những món đồ nội thất mang lại may mắn. Người đi cuối cùng nên mang theo mâm lễ cúng bước qua.

Bước 3: Bày mâm lễ lên trên bàn, nếu bàn của gia đình quá chật bạn có thể bày thêm một bàn nhỏ ở phía dưới. Tuy nhiên, bàn này chỉ nên đặt mâm cơm và vàng mã.

Bạn cũng cần chuẩn bị 1 đĩa gạo Thần Tài, 1 bát rượu ngũ vị hương, 1 bông hoa để nhúng vào bát nước bao sái.

Bước 4: Đặt mâm cúng và lễ lên bàn thờ, người thực hiện lễ cúng phải là chủ nhà. Đầu tiên, cần phải thắp nhang vái 3 vái, tiếp theo cần cắm chân hương vào bát hương để xin phép các vị thần linh, thổ địa được rước tổ tiên về nơi ở mới.

Bước 5: Tiếp theo, đọc văn khấn nhập trạch

Bước 6: Bật bếp để đun nước sử dụng (bếp ga hoặc bếp than). Đợi đến khi nước trong ấm sôi, gia chủ có thể đem đi pha trà và rót trà ra 3 chén để đặt lên bàn thờ.

Bước 7: Gia chủ bái tạ.

Bước 8: Hóa vàng cho thổ địa và rải muối, gạo xung quanh ngôi nhà mới.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch gồm những gì?

Ngày tháng làm lễ nhập trạch nhà mới tốt cho chủ nhà phải dựa theo năm sinh âm lịch và không được mời khách ra vào nhà trong khoảng thời gian này.

Trong những ngày chuyển sang nhà mới, gia đình không nên mắng mỏ, cãi vã trẻ con hay đôi co to tiếng. 

  1. Kiểm tra kỹ tất cả các thiết bị điện trong nhà trước khi tiến hành làm lễ nhập trạch.

  2. Ngày lễ nhập trạch nhà mới gia chủ và các thành viên không nên ngủ trưa vì điều này biểu thị cho sự lười biếng và bệnh tật.

  3. Không được dùng chổi cũ để lau hay quét ở ngôi nhà mới.

  4. Khi đi vào nhà mới, các thành viên trong nhà không nên đi tay không mà nên cầm theo những đồ vật  mang lại may mắn.

  5. Tránh để phụ nữ có thai hay người tuổi dần tham gia vào quá trình chuyển nhà.

  6. Dưới đáy thùng gạo nhà bạn sử dụng nên đặt một túi vải màu đỏ, bên trong được đổ đầy tràn miệng và \được niêm phong, bên ngoài túi gán chữ “đầy đủ” với mục đích cầu sự đầy đủ và sung túc.

  7. Bát hương và bài vị gia tiên cần phải do chính chủ nhà cầm.

  8. Thời gian tốt nhất để có thể vào nhà mới nên chính là lúc sáng sớm hoặc những lúc ban trưa khi mặt trời chưa lặn. Tuyệt đối không được chuyển nhà vào lúc trời đã tối. Hạn chế không nên chuyển nhà sau ngày rằm hàng tháng.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch vào nhà mới

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch vào nhà mới

Những điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày lễ nhập trạch gồm những gì

- Nếu như gia chủ đã chọn ngày tốt để cúng lễ nhập trạch nhà mới nhưng chưa thể ở lại nhà mới ngay thì gia chủ phải  ngủ lại một đêm để trình báo với thần linh, thổ địa rằng nơi này có người ở. 

- Sau lễ cúng nhập trạch nhà mới, gia chủ nên tiến hành làm lễ cáo yết gia tiên mới được thụ lộc. Sau khi thụ lộc đã được cúng, gia chủ và các thành viên trong gia đình phải đứng trước bàn thờ để khấn vái tạ ơn và cầu bình an, may mắn.

- Quá trình dọn dẹp nhà mới hoặc đem nội thất từ nhà cũ sang nhà mới không nên có sự tham gia của người tuổi Dần và phụ nữ đang mang thai. 

- Chỉ nên chuyển nhà mới và làm lễ nhập trạch vào sáng hoặc trưa. Tuyệt đối không được chuyển nhà vào ban đêm khiến vong xấu từ bên ngoài đột nhập vào ngôi nhà.

- Mâm cúng cho lễ nhập trạch nhà mới không cần cầu kỳ, sang trọng nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ, thể sự thành tâm của gia chủ. 

- Trước khi bạn bước vào nhà mới, gia chủ và các thành viên trong gia đình cần bước qua một bếp than. Gia chủ đi trước, các thành viên tiếp theo phía sau mỗi người phải cầm theo một món đồ vật mang ý nghĩa may mắn như: tiền bạc, gạo, bếp than, chổi mới,... 

Dù đây là nghi lễ hết sức quan trọng với mỗi người , song yếu tố lễ vật cúng lễ nhập trạch gồm những gì cũng không nhất thiết phải quá để tâm và lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là sự nghiêm túc và thành tâm của gia chủ trong việc cúng bái. 

Hy vọng qua bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp, bạn đã hiểu rõ lễ nhập trạch gồm những gì để có thể mang lại nhiều tài lộc và may mắn, vượng phát trong cuộc sống mai sau. Chúc gia đình bạn có một buổi lễ nhập trạch nhà mới thuận lợi.

Xem Thêm:

Lễ nhập trạch nên cắm hoa gì để mang lại tài lộc, thịnh vượng?

Hướng dẫn chuẩn bị chi tiết mâm lễ nhập trạch gồm những gì?

Hướng dẫn làm văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chi tiết nhất

Top
icon icon icon