HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Tìm hiểu ông Hoàng Bảy đất Bảo Hà - vị thánh hoàng lừng danh

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 14/01/2022 - 0 bình luận

Có rất nhiều tích truyền về ông Hoàng Bảy - vị quan danh tiếng của Việt Nam từ xưa đến nay. Ngày nay người ta vẫn thường đến đền thờ ông Hoàng Bảy dâng lễ và cúng khấn để cầu được may mắn.

Ông Hoàng Bảy là ai?

Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là Quan Hoàng Bảy, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Có khá nhiều giai thoại về vị quan danh tiếng này. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì ông chính là người thuộc hàng vị thứ 7 trong Thập nhị Quan Hoàng thuộc hệ thống Thần linh Tứ Phủ của Việt Nam.

Ngài là một trong 10 vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng được nhân dân ta tôn kính thờ phụng. Hiện nay hầu khắp các đền, điện, phủ trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.

Còn theo những tài liệu lịch sử thì Ông Hoàng Bảy chính là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình. Tuân lệnh vua cha, ông đã giáng trần vào cuối thời Lê, trở thành con trai thứ 7 trong dòng họ nhà Nguyễn. Ngài có tên húy là Nguyễn Hoàng Bảy và được sắc phong tước hiệu Thượng Đẳng Thần.

Bật mí: Các mẫu sập thờ gỗ Gụ thiết kế hiện đại phù hợp với mọi không gian thờ cúng. 

Thờ Tứ Phủ Thánh Mẫu và ông Hoàng Bảy

Hệ thống thờ thần linh tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt gồm những vị thần linh được sắp xếp theo thứ tự trên dưới mà người dân tôn kính phụng thờ. Đồng thời khi bài trí bàn thờ trong điện thờ Mẫu cũng xếp theo thứ tự như vậy.

Thánh Mẫu là các vị đứng đầu các phủ với quyền uy tối cao. Với Tứ Phủ Thánh Mẫu thì có 4 vị đứng đầu ở thiên phủ, địa phủ, thoải phủ và nhạc phủ. Còn với hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu thì có 3 vị đứng đầu của nhạc phủ, thiên phủ và thoải phủ.

Ông Hoàng Bảy thuộc Thập Vị Ông Hoàng hay còn gọi là Tứ Phủ Quan Hoàng xếp dưới Tứ Phủ Chầu Bà. Cũng như các vị quan khác, ông Hoàng Bảy cũng là con trai vua cha Bát Hải Động Đình và gắn với một địa phương hoặc một nhân vật lịch sử nhất định.

Tìm hiểu ông Hoàng Bảy đất Bảo Hà

Tìm hiểu ông Hoàng Bảy đất Bảo Hà

Trong hệ thống Tứ Phủ thì ông Hoàng Bảy là một trong ba vị thường xuyên về giáng đồng và cũng được dân chúng biết và nhắc đến nhiều nhất. Ngài đứng thứ 7 trước Quan Hoàng Tám Bát Nùng và sau Quan Hoàng Lục An Biên. Ông Hoàng Bảy cũng là một trong những vị Quan Hoàng được nhân dân kính trọng và tôn thờ trong các đền điện của hệ thống thờ Mẫu.

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7 đầy đủ năm 2024 

Sự tích về Ông Hoàng Bảy

Về lai lịch hay gốc gác của Ông Hoàng Bảy vẫn là câu chuyện được lưu truyền với nhiều dị bản từ dân gian xưa. Trong đó có một sự tích được người dân truyền nhau nhiều nhất cho đến bây giờ.

Quan Hoàng Bảy là con trai Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh vua, ông giáng xuống hạ trần, làm con trai thứ bảy trong thời họ Nguyễn, vào cuối thời Lê.  Vào triều Lê Cảnh Hưng (1740- 1786), giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc của dân, đốt phá hoa màu ở vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc nước ta. Triều đình đã cử Ông Hoàng Bảy - lúc bấy giờ là viên tướng thứ 7 của nhà Nguyễn lên trấn thủ vùng Quy Hóa. Ông chỉ huy đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng và xây dựng Bảo Hà làm căn cứ lớn mạnh.

Ngoài việc đánh đâu thắng đó giặc ngoại xâm, tướng Nguyễn Hoàng Bảy còn thống nhất được các tù trưởng và thổ hào ở vùng đoàn kết thành một khối thống nhất. Ở tại căn cứ ông cho tập hợp bĩnh sĩ và luyện tập duyệt binh, chờ ngày thế lớn mạnh và giải phóng các châu của phủ Quy Hóa (ngày nay là Lào Cai, Yên Bái).

Về sau giặc Trung lại nhăm nhe tràn sang biên giới nước ta để cướp bóc. Được lệnh của triều đình, ông đã đem quân đi chặn đánh giặc dọc theo bờ sông Hồng. Ông Hoàng Bảy thành công trấn giữ Bảo Hà và vùng biên giới, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam. Ông còn chiêu dụ các thổ ty và thổ hào địa phương đón người Dao, người Nùng, người Thổ, lên khẩn điền lập ấp. Từ đó Bảo Hà được xem là vùng căn cứ trọng điểm, vững chắc để cai quản biên giới đất nước, vì thế người ta còn gọi ông là Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.

Tuy nhiên ông đã bị giặc bắt trong một trận chiến đấu không cân sức, chúng tra khảo dã man để moi được tin tức từ ông.  Nhưng vị quan tướng nhà Nguyễn vẫn một lòng kiên trung, nhất quyết không chịu khuất phục. Cuối cùng không làm gì được, bọn giặc sát hại ông rồi  vứt xuống dòng sông Hồng. 

Di quan của ông trôi dọc theo sông Hồng, đến phà Trái Hút, Bảo Hà,tỉnh Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là vào ngày khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây kéo đến vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa). Từ thi thể ông phát ra một vầng hào quang sáng chói, vị danh tướng phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời lại trở về quang đãng, mây ngũ sắc kết thành tứ linh chầu hội trên bầu trời. Nhân dân ở đây đã mai táng và lập đền thờ Bảo Hà để tưởng nhớ công ơn Ông Hoàng Bảy - người đã có công trấn giữ vùng đất Lào Cai biên giới đất nước. Các triều vua và nhân dân sau này đã phong cho ông danh “Thần Vệ Quốc”.

Gợi ý: Các thiết kế trang trúc chỉ đẹp, tinh tế tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Dâng lễ đền Ông Hoàng Bảy

Vị trí đền thờ

Đền chính thờ Ông Hoàng Bảy tại ngôi đền Bảo Hà được nhân dân lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại, nằm dưới chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở cạnh bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Năm 1977, đền Bảo Hà được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.Từ ngôi đền trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km và cách ga xe lửa Bảo Hà 900m.

Đền thờ ông Hoàng Bảy đất Bảo Hà

Đền thờ ông Hoàng Bảy

Hiện giờ ngôi đền đã được trùng tu để thuận tiện cho việc thờ cúng lâu dài và tạo điểm đến thu hút du khách tới hành hương. Được bao quanh bởi thiên nhiên núi đồi nên phong cảnh nơi đây vô cùng thơ mộng, bình yên. Mặt tiền đối diện dòng sông Hồng, lưng tựa vào thế núi, ngôi đền thờ Ông Hoàng Bảy được cho là mang phong thái ung dung đĩnh đạc của chính vị quan Hoàng Bảy xưa. Đây cũng là di sản minh chứng rõ nhất về sự hài hòa mà lối kiến trúc của văn hóa truyền thống kết hợp quan cảnh thiên nhiên vĩ đại.

Ngày giờ và lễ vật

Tiệc Ông Hoàng Bảy diễn ra vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm. Cứ vào dịp này là các du khách tứ xứ đổ về đền dâng lễ và cầu tài lộc, bình an, may mắn cho gia đình. Ngoài ra đền Bảo Hà cũng là nơi tổ chức một số lễ hội nổi tiếng trong năm như lễ tiệc quan Tuần Tranh (ngày 25 tháng  5 âm lịch) hay lễ Thượng Nguyên vào rằm tháng giêng.

Khi đi sắm đồ dâng lễ bạn có thể chọn mâm cúng chay mặn và các phẩm oản tùy ý. Tuy nhiên vẫn cần có một số điểm cần lưu ý:

  • Đồ lễ vật dâng lên ông Hoàng Bảy nên chọn màu xanh lam hoặc chàm tím vì đây là màu áo chủ đạo ông mặc mỗi khi giáng đồng. Việc này thể hiện tự tôn trọng, thành kính tới ông Hoàng Bảy và tấm lòng thơm thảo dâng lên ngài để mong cầu điều tốt đẹp.

  • Một số đồ lễ cơ bản hay được lựa chọn như nhang, hương, hoa quả tươi hoặc bánh kẹp, phẩm oản. Khác với trà quả hương hoa, Oản Cô Tâm là vật phẩm được làm cầu kì và tỉ mỉ, thường được lưu lại trên bàn thờ một thời gian dài. Bởi vậy các khoanh phẩm oản thường được chọn khi lễ tiến dâng lên ngài.

  • Chuẩn bị bài văn Quan Hoàng Bảy hoặc các bài phú về ngày thật kỹ lưỡng.

Tham khảo ngay: Cách sắm đồ vàng mã cúng nhập trạch cho gia đình chính xác

Một số điều đặc biệt cần biết về Ông Hoàng Bảy

Hầu giá vị quan Hoàng Bảy

Trong Thập vị Quan Hoàng thì Ông Hoàng Bảy là một trong ba vị thường về ngự đồng và được người dân nhắc đến nhiều nhất. Khi về ngự đồng, ông mặc trang phục màu xanh lam  hoặc tím chàm có thêu hình rồng kết uốn lượn thành chữ thọ, đầu đội khăn xếp thắt lét màu lam, cùng chiếc kim màu ngọc thạch.

Hầu giá Ông Hoàng Bảy

Hầu giá Ông Hoàng Mười

Sau khi ngự về tấu hương, ông sẽ khai quang rồi cầm đôi hèo và cưỡi ngựa đi khắp chốn chấm đồng. Nếu đến giá vào lúc Ông Hoàng Bảy về ngự, thấy ông ném cây hèo vào người nào là người đó đã được ông chấm đồng. Lúc ông về giá ngự, người ta sẽ dâng lên ông ba tuần trà tàu và mời thuốc lá rồi nghe văn, ban lộc phát tài cho các đệ tử thành đồng rồi se giá hồi về cung.

Người mang căn Ông Hoàng Bảy

Sau khi liên linh, Ông Hoàng Bảy nổi tiếng là người phong lưu và rất giỏi cung kiếm. Những lúc nhàn rỗi ông thường ngả bàn đèn, ngồi chơi xóc đĩa, tổ tôm,... làm thú vui. Bởi vậy có rất nhiều tin đồn sai lệch ông là vị thánh nghiện cờ bạc, nghiện thuốc và lan truyền thông tin không đẹp về ông.

Thực chất việc này được giải thích do khi trước để thu phục cường hào, thổ ty, ông đã chủ động hòa mình với cuộc sống của họ, cùng uống rượu, chơi bài,... để cùng giúp họ thành một khối đoàn kết. Sau này khi về ngự giá ông cũng chỉ đánh đàn, chơi tổ tôm những khi nhàn rỗ như một thú vui. 

Bởi vật những người có căn Ông Hoàng Bảy thường được cho là có tài năng, vô cùng hào hoa phong nhã. Họ cũng là người sớm giác ngộ điều tâm linh, lấy đức rèn người, dễ động lòng trắc ẩn, luôn xả thân trượng nghĩa và chỉ coi tiền bạc, danh vọng là phù du.

Trên đây là những thông tin về Ông Hoàng Bảy và cách chuẩn bị lễ vật dâng lên khi tới đền Ông Hoàng Bảy mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp mong muốn gửi đến cho quý bạn đọc.  

Xem thêm:

Giải đáp: Lễ nhập trạch kiêng gì? - Những điều cần lưu ý

Top
icon icon icon