HOTLINE: Hà Nội - HCM -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Bàn thờ mẫu trong chùa và những điều lưu ý bạn cần nên biết

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 19/12/2019 - 0 bình luận

Bàn thờ mẫu trong chùa được thờ phụng là một tín ngưỡng dân gian của người miền Bắc từ bao đời nay. Vì vậy, nhiều người cho rằng việc thờ Mẫu từ xa xưa vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Đất Mẹ có trong thời tiền sử. Bàn thờ Mẫu trong chùa có thể được đặt ở nơi đền phủ nguy nga nhưng cũng có thể đặt tại một góc trong ngôi chùa.Để hiểu thêm về ý nghĩa của ban thờ mẫu trong các ngôi chùa hãy cùng Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiểu nhé!

Bàn thờ mẫu trong chùa mang ý nghĩa tâm linh

Bàn thờ mẫu trong chùa mang ý nghĩa tâm linh

Bàn thờ mẫu trong chùa mang ý nghĩa gì về nguồn cội

Hầu hết các ngôi chùa ở miền Bắc nước ta đều có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian.

Đó là bàn thờ Mẫu trong chùa, hay còn gọi là nữ thần mẹ.

Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Liễu, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh,...

Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm tính chất bản địa và nguyên thủy vì có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ.

Trong chế độ này, người giữ vai trò quan trọng nhất trong gia đình chính là người mẹ, người vợ hay người phụ nữ.

Vì vậy trong hầu hết các ngôi chùa, bên cạnh việc thờ phụng các vị chư Phật còn đặt thêm bàn thờ Mẫu. 

Từ xa xưa, tín ngưỡng đặt ban thờ Mẫu trong chùa đã đi sâu vào tiềm thức người Việt với ý nghĩa hướng về cội nguồn đất mẹ.

Đó cũng là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội xưa. 

Trong quá trình tiếp biến và phát triển, tín ngưỡng này có những biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội.

Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào thì tín ngưỡng này đều hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc và  may mắn.

Chúng ta có thể thấy rõ những điều này trong các bài văn khấn ban thờ Mẫu tại chùa.

Việc đặt ban thờ Mẫu trong chùa cũng thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra trong tín ngưỡng thờ Mẫu như: Ban thờ mẫu gồm những ai?

Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu nêu cao tinh thần dân tộc?  Bàn thờ mẫu ngoài trời thờ vị Mẫu nào? …

Ban thờ tam tòa thánh mẫu

Ban thờ tam tòa thánh mẫu

Không gian ở các điện thờ Mẫu trong chùa thường có 3 tầng đó là: Tầng trên không, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng trệt.

Ở tầng không thờ quan lớn Tuần Tranh (đôi mãng xà). Tầng ngang trên ban bệ thờ có thể là một ban thờ hoặc một dã ban thờ.

Điều này tùy thuộc vào không gian và hoàn cảnh của từng nơi. Riêng Mẫu bán thiên thường được thờ ở một ban ở ngoài sân.

Bàn thờ mẫu bán thiên cũng được bày trí đơn giản và trang trọng. Ở hạ ban bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ hổ tướng quân. 

Sở dĩ các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Giá trị nổi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu là nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc.

Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những giá hầu đồng tôn vinh nét văn hóa của người dân tộc.

Đặc biệt rất nhiều nhân vật trong 36 giá hầu đồng chính là những vị anh hùng dân tộc. 

Xem thêm: Các Mẫu Bàn Thờ Phật Chuẩn Phong Thủy Chất Lượng Nhất Hiện Nay Tại Đây

Bàn thờ Mẫu trong chùa có cách bài trí như nào?

Trong các chùa ở Việt Nam, cách bài trí bàn thờ Mẫu có sự đa dạng theo vùng miền, nhưng vẫn giữ được một cấu trúc cơ bản được áp dụng khắp nơi. Bàn thờ Mẫu thường được xây dựng theo hình tượng một kiến trúc đẹp mắt và trang trọng, với ba tầng chính.

Tầng trên cùng của bàn thờ Mẫu thường được trang trí bằng những đôi vì kèo trắng treo hai bên, tượng trưng cho sự tròn đầy, đồng thuận và may mắn. Những vì kèo này có thể được thực hiện từ gỗ, tre, hoặc kim loại và thường được sơn trắng để tạo nên vẻ trang nghiêm và thanh lịch.

Tầng ngang trên của bàn thờ Mẫu thường được xem như một bàn thờ hoặc một dãy bàn thờ từ ngoài vào trong. Trên tầng này, các vị thánh và các vị thần được sắp xếp theo một trật tự cụ thể. Thường là các vị thánh trong hệ thống tứ phủ, được xếp hàng từ trên xuống dưới. Hàng cao nhất trên cùng thường là Tam tòa thánh và Mẫu vật, là hai vị thần quan trọng nhất trong thờ phụng. Tiếp theo là các hàng thứ bậc bên dưới, đại diện cho các vị thánh khác như Chùa Bà, Quan Lớn, thành hoàng, công chúa, trai tráng và nhiều vị thần khác.

Tầng dưới của bàn thờ Mẫu thường được dành riêng cho việc thờ Ngũ hổ tướng quân, năm vị thần bảo vệ chính của chùa. Những vị thần này được coi là bảo vệ chính trực và gìn giữ sự an lành và hòa bình cho cộng đồng.

Bài trì bàn thờ mẫu đẹp, đầy đủ

Bài trì bàn thờ mẫu đẹp, đầy đủ

Ngoài cấu trúc chính, còn có nhiều yếu tố bổ sung khác tùy thuộc vào không gian và văn hóa địa phương. Ví dụ, trong một số chùa, có thể có các cung riêng biệt như ban Công Đồng, ban Ngũ Tôn Quan, ban Thập Quan Hoàng, ban Tứ Điện, Tứ Phủ Thành, hoặc Four Palaces. Các ban này được sắp xếp và trang trí tương tự như các miếu trong cung điện tứ phủ, và thường được sử dụng để thờ các vị thần khác nhau.

Giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ nằm ở cấu trúc bài trí mà còn ở sự kết hợp giữa tín ngưỡng tâm linh và văn hóa dân tộc. Tôn vinh Mẫu trong các bàn thờ chùa không chỉ thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các vị thần, mà còn thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng sự bảo vệ và ban phước của Mẹ thiêng đối với cộng đồng. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc và gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tôn vinh và ghi nhận những anh hùng dân tộc thông qua những nhân vật trong 36 Hầu Đồng được thờ trong bàn thờ Mẫu.

 Tổng Hợp: 199+ Mẫu Vách Ngăn Phòng Thờ Đẹp, Tiện Lợi Và Hiện Đại Nhất 2023

Tại sao lại đặt ban thờ Mẫu trong chùa?

Sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là điều dễ hiểu.

Bởi lẽ, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu đều răn dạy con người làm việc thiện, cùng hướng về tinh thần cộng đồng, từ bi và diệt trừ cái ác. Đó là nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền của ta.

Hai dòng tín ngưỡng nà bổ sung và hoàn thiện cho nhau vì vậy mà trong nhiều ngôi chùa bàn thờ Mẫu cũng được xây dựng. 

Những người tìm đến với đạo Phật đều mong muốn tư nhân tích đức, làm việc thiện để phúc cho con cái đời sau.

Còn con người chúng ta thờ cúng Mẫu là mong muốn được sự phù hộ để có nhiều sức khỏe, tài lộc và sự may mắn.

Dù là tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Phật đều hướng con người ta đến những giá trị nhân văn, cao đẹp.

Vì thế, một ban thờ Mẫu trong chùa sẽ là sự điều mà họ luôn muốn làm nhất.

Nếu tìm hiểu sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta sẽ tìm thấy những tinh thần tốt đẹp trong phong tục tập quán của xa xưa truyền lại.

Đây sẽ là một trong những biện pháp chống những biểu hiện sai lệch về tín ngưỡng thờ Mẫu làm ảnh hưởng đến xã hội. 

Suy cho cùng ý nghĩa của việc thờ phụng và đặt ban thờ Mẫu trong chùa cũng đều hướng đến những mục đích nhân văn, tốt đẹp.

Chính việc nhận thức được tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống đã giúp mỗi cá nhân đóng góp tích cực cho xã hội. 

Vì vậy, việc bảo tồn những tín ngưỡng dân gian này hết sức cần thiết. Tất cả những lễ nghi, tập tục hay những thiết kế đều phải giữ được nét truyền thống trong đó. Kiến Trúc Gỗ Đẹp luôn đồng hành với các bạn trong quá trình gìn giữ tinh hoa của dân tộc.

Bài viết trên là những thông tin về bàn thờ Mẫu trong chùa hy vọng bạn đọc đã hiểu ra được nhiều vấn đề. Hãy theo dõi Kiến Trúc Gỗ Đẹp để biết nhiều điều trong cuộc sống hoặc gọi ngay hotline 0901 029 666 để được giải đáp thắc mắc.

 Xem thêm:

  1. Bàn thờ Như Ý là gì? Ý nghĩa phong thủy và lưu ý cần biết

  2. Bàn thờ ngũ phúc là gì? Ý nghĩa phong thủy đặc biệt

  3. Bàn thờ nhà con thứ và con trưởng khác nhau thế nào?

Top
icon icon icon