Cách lau dọn bàn thờ cuối năm để năm mới phát tài phát lộc là điều rất nhiều gia chủ quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Hãy cùng các chuyên gia phong thủy của Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Theo văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, hiện diện của thần linh, tổ tiên phù trợ cho gia chủ.
Vì vậy, thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm (hay còn gọi là bao sái, rút tỉa chân nhang) là việc làm vô cùng quan trọng.
Nó được thực hiện vào dịp cuối năm để bày tỏ lòng thành kính với chư vị thần linh và tổ tiên.
Đặc biệt, người Việt cũng quan niệm, việc lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách sẽ mang lại may mắn cho gia chủ trong năm tới.
Ngược lại, nếu làm sai có thể sẽ bị tiêu tán tài lộc. Vậy làm thế nào để không phạm phong thủy?
Dưới đây là cách lau dọn bàn thờ cuối năm để rước tài lộc về nhà được chuyên gia phong thủy của Kiến Trúc Gỗ Đẹp bật mí.
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm mang lại tài lộc cho gia chủ
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đúng là điều vô cùng quan trọng với gia chủ.
Bởi điều này thể hiện tấm lòng thành kính với bậc bề trên và những người đã khuất. Khi vệ sinh bàn thờ cuối năm, gia chủ cần lưu ý mấy điểm sau:
Xem thêm bài viết: Cách bày bát hương trên bàn thờ hút tài lộc về cho gia chủ
Việc chọn ngày, giờ đẹp để dọn dẹp bàn thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ tăng thêm khí vượng để đón một năm mới an khang, phát tài phát lộc.
Có 2 thời điểm để thực hiện điều này là trước lễ cúng Táo quân chầu trời và sau khi Táo quân về trời.
Tuy nhiên, tốt nhất gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ vào những ngày: 3, 7, 11, 15, 19, 23 và 27.
Thời gian từ 6 đến 11h55 phút trưa, hoặc từ 13 đến 17h55 phút chiều, tránh thực hiện vào thời điểm 12-13h trưa và sau 6h tối.
Lau dọn bàn thờ cuối năm được coi là một nghi lễ trang trọng. Vì vậy, người thực hiện nên là đàn ông – chủ gia đình.
Nếu nhà neo người hoặc người đàn ông đó không có niềm tin vào tín ngưỡng, hoặc không có công danh thì có thể để người phụ nữ làm thay.
Tuy nhiên, thân thể cần sạch sẽ, quần áo lịch sự tinh tươm, tránh thực hiện khi đến kỳ…
Trước khi lau dọn bàn thờ gia tiên, gia chủ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, mở hết các cửa, chuẩn bị đồ cúng đủ 5 phần sau:
Ngoài ra, cần chuẩn bị 1 củ gừng để vỏ, rửa sạch giã nát, rượu trắng và 1 chiếc khăn sạch. Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ giã gừng, đổ rượu vào và ngâm khăn trong đó ít nhất 30 phút.
Thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm cho gia chủ
Khi lau dọn bàn thờ cuối năm, gia chủ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1
Gia chủ thắp 1 nén hương, khấn xin phép chư vị thần linh, gia tiên để được dọn dẹp bàn thờ. Đợi hương tàn thì bắt đầu thực hiện.
Bước 2
Gia chủ hạ các đồ muốn lau dọn xuống. Lưu ý tránh tối đa việc hạ hoặc di chuyển bát hương.
Trước đó, gia chủ cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ để đồ thờ cúng. Nếu là bàn thờ Phật, nên phủ vải hoặc giấy vàng.
Trong quá trình lau dọn bàn thờ cần chú ý dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng để lau toàn bộ các đồ thờ.
Sau đó, dùng khăn khô sạch lau lại. Khi lau cần tỉ mỉ, chậm rãi, không vội vàng, không để đồ thờ cúng lung tung mà nên để ngay ngắn, trang nghiêm.
Tham khảo ngay: Cách cắm hoa bàn thờ Phật chuẩn quy phong mà ai cũng nên biết
Bước 3
Gia chủ rửa hai tay sạch bằng rượu gừng rồi tiến hành rút, tỉa chân hương. Khi thực hiện, dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống để tránh xê dịch.
Sau đó lấy khăn hoặc chổi khô, sạch lau quét toàn bộ bụi trên miệng và vùng quanh bát hương xuống bàn thờ.
Tiếp đó, lấy 2 tay rút tỉa từng chân hương cho tới khi chân hương chỉ còn số lẻ 1-3-5-7-9.
Với bát hương thần linh, gia chủ nên để lại 5 chân hương (hàm ý ngũ hành tề tựu), các bát hương khác để lại 3 chân hương (hàm nghĩa sinh tài).
Lưu ý chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải/giấy đỏ. Sau đó, gia chủ hóa hết chân hương, gom tro thả ra sông có dòng chảy.
Tiếp theo, lấy một khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương.
Cuối cùng, gia chủ lấy một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu lau dọn toàn bộ bàn thờ rồi dùng khăn khô lau lại lần nữa cho khô ráo.
Sau đó gia chủ đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, khấn thỉnh chư vị thần linh, gia tiên về và báo cáo đã hoàn tất công việc.
Bàn thờ gia tiên cuối năm
Sau khi lau dọn xong bàn thờ cuối năm thì gia chủ sẽ đặt lại đồ thờ lên bàn thờ.
Để cẩn thận hơn thì gia chủ nên làm lễ. Cách thức cụ thể như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải với ý nghĩa dùng lửa để khai sáng, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng vị trí.
Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên", tức mỗi năm đều tốt.
Que thứ hai cắm vào lúc 2h, khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt", với ý nghĩa mỗi tháng đều là tháng tốt. 3h là thời gian cắm que thứ ba, khi cắm hương nên đọc "nhật nhật thị hảo nhật", tức mỗi ngày đều tốt. Que thứ tư cắm vào lúc 4h, khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời", tức mỗi giờ đều là giờ tốt.
Gia chủ cứ làm như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương.
Cuối cùng, gia chủ đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về và báo cáo với bề trên là con đã xong việc.
Sau khi đặt lại đồ thờ thì nên thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy thêm lần nữa.
Dọn dẹp bàn thờ cuối năm không chỉ vô cùng quan trọng mà còn là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Hi vọng những chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia phong thủy của Kiến Trúc Gỗ Đẹp, các bạn sẽ nắm được cách lau dọn bàn thờ cuối năm hợp phong thủy để đón Tết an khang, thịnh vượng, tấn tài tấn lộc.
Quý bạn đọc nếu có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng truy cập Website của Kiến Trúc Gỗ Đẹp để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cách cắm hoa bàn thờ chuẩn phong thủy hút tài lộc may mắn