Hầu như chỉ có người trong nghề mới biết cách nhận biết gỗ cẩm lai chính xác nhất. Gỗ cẩm lai có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Các sản phẩm làm từ gỗ cẩm lai trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Bài viết dưới đây của Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin đơn giản và dễ hiểu nhất về loại gỗ này!
Giới thiệu chung về gỗ cẩm lai
Trong các loại gỗ tự nhiên, gỗ cẩm lai là loại gỗ đẹp và phổ biến nhất. Vậy nó có những đặc điểm gì?
Gỗ cẩm lai hay gỗ trắc lai là loại gỗ tự nhiên xếp vào một trong những loại gỗ quý ở Việt Nam. Gỗ có mùi thơm nhẹ, có thể xua đuổi được côn trùng. Vân gỗ đẹp, thớ gỗ chắc chắn, đường vân nhỏ, rõ, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của môi trường khi sử dụng.
Gỗ cẩm lai thuộc cây họ đậu, ờ Việt Nam thường phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Cây gỗ Cẩm lai có chiều cao trung bình 25m, đường kính 1m. Gỗ có màu nâu xám nhiều xơ. Loài cây này có độ sinh trưởng chậm, có số lương không nhiều và chỉ có ở vùng đất ven sông suối hay đồng bằng, đất feralit xám trên cát hay đất phù sa cổ có tầng dày, dễ thoát nước.
Gỗ cẩm lai được xếp vào nhóm I trong danh sách gỗ Việt Nam. Bởi có giá trị cao về mặt kinh tế nên loại gỗ này rất hiếm, được lên tiếng bảo tồn cấp bách do lượt khai thác gỗ bừa bãi tăng cao.
Xem thêm: [Top 99+] thiết kế bàn thờ chung cư giá tốt nhất thị trường hiện nay
Có nhiều loại cách phân loại gỗ cẩm lai khác nhau. Có thể phân biệt dựa theo vùng miền và theo giá trị kinh tế gỗ đem lại. Mỗi loại gỗ sẽ mang một đặc trưng riêng, phân biệt được chúng bạn sẽ biết được cách nhận biết gỗ cẩm lai.
Phân loại gỗ cẩm lai theo vùng miền, có các loại gỗ cẩm lai: gỗ cẩm lai Việt Nam, gỗ cẩm lai Lào, gỗ Nam Phi,...
Phân loại gỗ cẩm lai theo giá trị và đặc điểm có ba loại gỗ chính:
Gỗ cẩm lai đỏ: gỗ có độ cứng chắc, vân gỗ mịn, ít mối mọt. Gỗ cẩm lai đỏ khá hiếm trên thị trường, đặc trưng bởi mùi thơm nhẹ. Giá trị của chúng phụ thuộc vào tuổi thọ và đường kính thân cây. Gỗ cẩm đỏ chắc đanh, màu sắc đẹp và bền màu với thời gian nên giá thành khá cao.
Gỗ cẩm lai đen: bề mặt gỗ có độ bóng và mịn cao, hình thức những sản phẩm nội thất làm từ loại gỗ này khá đẹp và thu hút. Gỗ cẩm lai đen có giá trị thấp hơn so với dòng cẩm lai đỏ nhưng tính ứng dụng vẫn được đánh giá rất cao. Đặc trưng bởi khả năng xua đuổi côn trùng, chống mối mọt cong vênh khá tốt.
Gỗ cẩm lai xanh: tính rắn chắc và rất cứng, thích hợp để sản xuất đồ nội thất cao cấp. Gỗ cẩm lai xanh có khả năng hạn chế nứt nẻ, biến dạng, có mùi hương khá dễ chịu, nhẹ nhàng thể hiện đặc trưng của loại gỗ. Gỗ còn có khả năng thay đổi màu từ tối ra sáng.
Ưu nhược điểm của gỗ cẩm lai trong đời sống
Gỗ cẩm lai đặc trưng bởi màu sắc, tính chất gỗ. Để biết cách nhận biết gỗ cẩm lai bạn nên biết những ưu, nhược điểm riêng của loại gỗ này:
Gỗ cẩm lai mang phong cách sang trọng và cổ kính, thích hợp với những hộ gia đình yêu thích nội thất cao cấp, mang lại sự tinh tế, thẩm mỹ cho không gian.
Gỗ có tính cứng, chắc và chịu được va đập cao.
Thớ gỗ mịn và bóng, tăm gỗ mềm, mật độ gỗ khít và đặc.
Là loại gỗ quý tự nhiên có tính bền cao nhờ tuổi thọ.
Hạn chế tối đa mối mọt, côn trùng nhờ hương thơm nhẹ đặc trưng.
Gỗ cẩm lai có tinh dầu sẵn nên quá trình làm bóng mịn khá đơn giản, quá trình đánh giấy ráp thêm bóng mịn cho sản phẩm.
Có thể sản xuất thành nhiều sản phẩm nhờ tính ứng dụng cao, mẫu mã đa dạng và dễ xử lý.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, gỗ cẩm lai cũng có một số nhược điểm như:
Thuộc loại gỗ khan hiếm nên gỗ có giá thành khá cao và đắt đỏ, không phù hợp với những gia đình có kinh tế hạn hẹp.
Mức độ khan hiếm cao nên lượng khai thác lớn, đạt báo động đỏ và cần được bảo vệ.
Sản phẩm làm từ gỗ cẩm lai dễ bị nhầm lẫn với các loại gỗ khác nên người sử dụng khó phân biệt gỗ thật và giả. Vì vậy, người mua hàng cần biết được cách nhận biết gỗ cẩm lai để tránh mua phải hàng giả.
Cách nhận biết gỗ cẩm lai đơn giản dễ dàng nhất
Để biết cách nhận biết gỗ cẩm lai hay phân biệt gỗ cẩm lai thật với các loại gỗ khác, bạn đọc cần biết và hiểu các đặc trưng riêng chỉ có ở loại gỗ này.
Gỗ cẩm lai có hương thơm nhẹ nhàng, không hắc, rất đặc trưng. Hầu hết các loại gỗ cẩm lai sẽ có mùi hương giống nhau. Một số loại cẩm khã có mùi thối đặc trưng hay còn gọi là cẩm thối.
Đặc tính này giúp ta có thể nhận biết gỗ cẩm lai với các loại gỗ cẩm khác. Bởi trên thực tế có khá nhiều loại gỗ cẩm tự nhiên khác nhau như cẩm chỉ, cẩm thị, cẩm mắt quỷ, gỗ cẩm lông chuột, cẩm phèo, cẩm sừng,...
Gỗ cẩm lai còn có thể phân biệt theo vùng miền, tên vùng sẽ gắn với tên gỗ để dễ phân biệt. Có thể lấy ví dụ Gỗ cẩm lai ở Bà Rịa sẽ gọi là cẩm lai Bà Rịa, phân bố ở Lào thì gọi là cẩm lai Lào, gỗ cẩm lai ở Nam Phi sẽ gọi là cẩm lai Nam Phi,....
Cẩm lai có nhiều loại vân gỗ khác nhau và đặt tên theo hình thù như: gỗ cẩm mây sẽ có vân gỗ theo từng chùm, gỗ cẩm phèo có vân gỗ loang lổ đan xen trắng, vân gỗ da báo sẽ gọi là cẩm báo,...
Sau khi biết được cách phân biệt gỗ cẩm lai, bạn đọc nên biết giá thành một khối gỗ cẩm lai. Mức giá chính xác gỗ cẩm lai chỉ có người trong nghề mới biết, nhưng mức giá có thể chênh lệch dựa theo kích thước, tuổi thọ.
Mặt bằng chung gỗ cẩm lai có đường kính 30 cm có giá từ 80-90 triệu đồng trên một mét khối.
Tính theo cân nặng thì gỗ cẩm lai đỏ có giá khoảng 600-800 nghìn đồng/1 kg. cẩm lai đen có giá dao động khoảng 100-200 nghìn đồng/ 1kg.
Trên đây là bài viết khá chi tiết về cách nhận biết gỗ cẩm lai đầy đủ nhất. Nhìn chung, gỗ cẩm lai là loại gỗ cao cấp, có giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ. Rất mong đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất và cần thiết nhất.