HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Lễ nhập trạch là gì? Hướng dẫn làm lễ nhập trạch về nhà mới

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 14/05/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch là gì là điều mà rất nhiều người đang còn thắc mắc bởi không phải ai cũng biết cách thực hiện nghi lễ này theo một cách bài bản. Khi dọn tới một căn nhà mới, gia chủ phải thực hiện lễ nhập trạch như một hình thức cầu bình an và may mắn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem cúng nhập trạch nhà mới như thế nào cho đúng 

Xem ngay: Mẫu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa đẹp, chuẩn phong thủy có giá tốt nên mua nhất 2024

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch theo từ Hán Việt, “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” nghĩa là nhà. Hiểu một cách đơn giản, nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới. Nó tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu” với thổ địa, thần linh cai quản ngôi nhà. Lễ nhập trạch được xem là nghi lễ cổ truyền quan trọng của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là gì?

Ý nghĩa đằng sau nghi lễ nhập trạch

Theo từ ngữ của Hán Việt “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” có nghĩa là nhà. Như vậy, lễ nhập trạch còn có ý nghĩa là lễ dọn vào nhà mới, nơi ở mới.

Đến nay, lễ cúng nhập trạch nhà mới là một nghi lễ cổ truyền bên cạnh lễ động thổ, cất nóc việc làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới tức là đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh tại nơi ngôi nhà đã tọa lạc để được chấp thuận, cuộc sống gia đình cũng như công việc sau này sẽ được thuận buồm xuôi gió.

Đồng thời, việc cúng nhập trạch còn mang ý nghĩa xin phép chuyển bàn thờ gia tiên đến nhà mới để thuận tiện cho việc thờ cúng. 

Lễ nhập trạch được áp dụng cho cả nhà mới xây, mới mua; không bắt buộc đối với nhà thuê, tùy vào niềm tin mỗi người.

Những điều cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch gia chủ cần biết 

Để tránh việc chuẩn bị thiếu đồ lễ nhập trạch, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần phải nắm rõ lễ cúng nhập trạch cần những gì.

Xem ngày tốt để làm lễ nhập trạch nhà mới 

Ông cha ta từ thời xưa đã có thói quen xem ngày, lựa chọn ngày tốt trước khi làm những việc quan trọng. Điều này còn được nhiều người tin rằng sẽ đem lại may mắn, tránh những điều xấu xảy ra. Với lễ cúng nhập trạch cũng vậy, việc lựa chọn ngày tốt là bước đầu tiên trước khi thực hiện nghi lễ. 

Bạn nên kiêng kỵ nhập trạch vào tháng 7 âm lịch lẫn cả tháng 7 dương lịch vì chúng có liên quan trực tiếp tới người âm, tháng 7 âm được dân gian gọi là tháng cô hồn. Trong tháng này còn có cả lễ tiết thanh minh và lễ vu lan báo hiếu cha mẹ. Ngoài ra, gia chủ hãy tránh những ngày xấu như ngày Tam Nương, Dương Công Kỵ, Thọ Tử, sau đó mới tính đến việc lựa chọn ngày giờ hoàng đạo. 

Chuẩn bị mâm cúng làm lễ nhập trạch nhà mới 

Những món ăn cần chuẩn bị trên mâm cúng làm lễ nhập trạch là gì? Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần chính: mâm thức ăn, hương hoa, ngũ quả. Tùy điều kiện của gia đình mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng đơn giản hay hoành tráng. 

- Ngũ quả: Bạn hãy lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 5, miễn là mâm trái cây đẹp mắt và tươi ngon, không bị hỏng.

- Hương hoa: Gồm các loại hoa tươi cúng lễ nhập nhà mới (cúc, hồng hoặc ly), trầu cau, cặp đèn cầy, nhang, vàng mã cúng nhập trạch, 3 hũ nhỏ đựng gạo, nước và muối.

- Mâm cơm cúng làm lễ nhập trạch: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng của mỗi gia đình, bạn có thể chọn mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn.
- Mâm cỗ mặn gồm bộ tam sên, có xôi hoặc cháo, gà luộc hoặc heo quay các món mặn xào,...
Nếu là một mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: đậu hũ, rau củ xào, canh rau củ,  xôi đậu, bánh kẹo, chè, ….
Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch nhà mới còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

Chuẩn bị mâm cúng làm lễ nhập trạch nhà mới

Chuẩn bị mâm cúng làm lễ nhập trạch nhà mới

Văn khấn làm lễ nhập trạch là gì?

Văn khấn nhập trạch lễ nhập trạch nhà mới gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Khi đọc văn khấn bạn cần phải đọc văn khấn thần linh xong rồi mới đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ đồng thời xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới. Khi đọc văn khấn bạn cần phải đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

Một số vật phẩm khác cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch là gì?

Ngoài những lễ vật cần chuẩn bị ở trên, bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật phẩm cần thiết khác bao gồm: 

- Bếp than được đặt ở chính giữa cửa chính ra vào

- Chiếu hoặc nệm cũ vẫn đang sử dụng

- Muối, gạo, vàng, tiền bạc, bếp than, bếp gas để các thành viên trong gia đình (trừ gia chủ) cầm trên tay.

Gợi ý: Các mẫu Tủ Thờ Gỗ Mít - Sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp tâm linh truyền thống và hiện đại

Hướng dẫn cách cúng và làm lễ nhập trạch nhà mới

Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn cách làm lễ nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Bạn có thể lược bỏ một vài bước nếu cảm thấy không cần thiết.

  1. Việc đầu tiên trong ngày lễ nhập trạch là gì: Gia chủ cần đốt lò than và đặt ngay cửa chính ra vào. Để tiết kiệm thời gian, hãy đến nhà mới đốt lò trước khi mang đồ tới nhà mới.

  2. Bày các đồ cúng lên mâm cho ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành làm thủ tục cúng nhập trạch chuyển nhà mới.

  3. Chủ nhà, thường là nam, là trụ cột gia đình phải bước qua lò than vào nhà trước tiên. Lưu ý chân trái trước, chân phải sau, tay cầm theo bát hương cùng với bài vị gia tiên.

  4. Việc nên làm khi mới bước vào nhà là bật hết các bóng đèn điện và mở mọi cánh cửa, bởi mở cửa sổ giúp khai thông khí, đánh thức ngôi nhà

  5. Các thành viên còn lại lần lượt bước qua lò than, cầm các vật thờ cúng còn lại, nệm hoặc chiếu, bếp nấu và các đồ vật mang đến may mắn, lưu ý không ai trong gia đình được phép  đi tay không vào nhà mới. 

  6. Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên khác đứng trước mâm cúng và chắp tay thật nghiêm trang.

  7. Một thành viên trong gia đình sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, đặt mâm cúng hướng về phía hợp tuổi của gia chủ 

  8. Sau khi đọc xong văn khấn, trong thời gian đang chờ nhang tàn, gia chủ sẽ bật bếp và nấu nước phà trà, và lưu ý nên để nước sôi khoảng 5-7 phút trước khi pha. Việc nấu nước còn có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới của bạn.

  9. Bạn nhớ giữ lại 3 hũ muối, nước, gạo để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự ấm no, đủ đầy. 

  10. Tiến hành bước cuối cùng là hóa vàng, khi cháy hết thì hãy nhớ lấy rượu rưới lên tàn tro

  11. Lúc này lễ cúng nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể lần lượt đặt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn

Những điều cần lưu ý khi tiến hành thủ tục nhập trạch

Những điều cần lưu ý khi tiến hành thủ tục nhập trạch

Những điều cần lưu ý khi tiến hành lễ nhập trạch là gì?

Để buổi lễ nhập trạch nhà mới được diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây: 

- Cần làm lễ nhập trạch nhà mới trước, sau đó mới dọn đồ vào ở. Nếu đã dọn đồ vào thì cần để gọn một chỗ chứ không nên sắp xếp, trang trí, bài trí kỹ lưỡng trong nhà

- Nên làm lễ bái tạ sau khi đã thu dọn đồ lễ xong

- Chọn hướng bàn thờ theo phong thuỷ để mang lại nhiều may mắn cho gia đình

- Không nên ngủ trưa tại nhà mới trong ngày lễ nhập trạch

- Khi chưa thể chuyển vào nhà mới ở luôn, cần ngủ lại một đêm sau lễ nhập trạch

- Trong gia đình nếu có người tuổi dần thì không nên để họ dọn dẹp nhà, nếu có điều kiện, hãy thuê người làm. Trong trường hợp bất đắc dĩ, hãy mua một chiếc chổi mới, quét sạch các đồ vật trong nhà cũ trước khi chuyển tới nhà mới

- Nên treo chuông gió trước cửa nhà để tránh tà ma, bệnh tật

- Thực hiện xông nhà mới để đuổi được những âm khí trước đây sau đó bạn hãy dùng trầm hương, nhang để xông nhà

- Cử người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch về nhà mới. Những người còn lại đứng phía sau người đại diện chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng để tỏ lòng kính cẩn, tôn kính với bề trên

- Đọc văn khấn to, rõ ràng, đọc từ văn khấn thần linh trước rồi tới văn khấn gia tiên

- Sau khi văn khấn được đọc xong, đốt vàng mã đến khi cháy hết rồi dùng rượu rưới vào tàn tro.

- Mọi người hạ lễ dùng bữa như các lễ bình thường khác

- 3 hũ muối, gạo, nước nên giữ lại và đặt vào bàn thờ, đây là biểu tượng cho sự no đủ, đủ đầy

- Lúc này xem như lễ cúng nhập trạch đã hoàn tất bạn có thể mang toàn bộ đồ đạc vào nhà và sắp xếp lại theo ý muốn

Mách bạn: Những thiết kế Hoành phi-Câu đối độc đáo, đẹp mắt tăng vẻ đẹp cho không gian thờ cúng

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc lễ nhập trạch là gì và hướng dẫn cách cúng nhập trạch về nhà mới giúp gia chủ bình an. Các nghi lễ và phong tục ở mỗi nơi sẽ khác nhau, vì thế các bước thực hiện ở trên bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp chỉ mang tính tham khảo, bạn hoàn toàn có thể linh động theo phong tục nơi bạn hiện đang sống. 

Các bài viết liên quan: 

Bài văn khấn lễ nhập trạch văn phòng mới chuẩn xác nhất 2024

Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới chuẩn và đầy đủ nhất gia chủ nên biết

Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị và những điều cần lưu ý?

Top
icon icon icon