HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Một vài điều về lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc không phải ai cũng biết

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 28/04/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc có nhiều khác biệt so với các vùng miền khác. Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt từ xưa đến nay thể hiện lòng thành và sự tôn kính đối với thế hệ đi trước. Cùng theo dõi bài viết sau của Kiến Trúc Gỗ Đẹp để hiểu rõ thêm về lễ nhập trạch nhé!

Tham khảo ngay: 100 mẫu bàn thờ gia tiên cao cấp, chất lượng nhất

Ý nghĩa của lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc 

 Nhập trạch cũng được coi là nghi lễ cổ truyền của người Việt từ thuở xa xưa

Nhập trạch cũng được coi là nghi lễ cổ truyền của người Việt từ thuở xa xưa

Nhập trạch cũng được coi là nghi lễ cổ truyền của người Việt từ thuở xa xưa. Đầu xuân năm mới, nhiều gia đình sẽ chuyển nhà với mong muốn gặp nhiều may mắn trong năm tiếp theo. Chuyển sang sống ở một ngôi nhà mới nhân dịp đầu năm đánh dấu một khởi đầu mới với nhiều điều mới hơn. 

Theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất mỗi nơi ở đều có các thần linh cai quản và bảo vệ. Lễ nhập trạch là lễ thông báo cho các vị thần ngụ tại đó rằng gia đình bạn sẽ dời tới đây để sống và làm việc, kính mong các vị thần sẽ phù hộ để gia đình thêm hạnh phúc và ấm no. Đồng thời, gia chủ cũng mượn lễ nhập trạch để xin các vị thần linh cho phép được rước bài vị của ông bà tổ tiên về để thờ phụng. 

Vậy gia chủ tổ chức lễ nhập trạch nhà mới miền bắc như thế nào? Có điểm gì khác biểt so với lễ nhập trạch ở những địa phương khác. Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết qua bài viết. 

Xem thêm: Những mẫu bàn thờ tam cấp hiện đại đang được ưa chuộng nhất

Nghi lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc cần chuẩn bị những gì? 

Tiến hành chọn ngày cho lễ nhập trạch

Nếu xem ngày nhập trạch dựa vào mệnh của ngũ hành hoặc tuổi hợp, nên ưu tiên chọn của người đàn ông đóng vai trò trụ cột chính trong gia đình như cha, chồng, con trai trưởng,...Nếu nhà ít người và không có nam nhân, chỉ có góa phụ hoặc nhà chỉ có 1 người - độc thân thì có thể lấy tuổi của người đó để định đoạt. Mọi sự có liên quan đến vấn đề trọng đại nên chọn ngày và đều được lựa chọn dựa vào ngày tháng của lịch âm. 

Nếu bạn tin vào phong thủy, hãy xem giờ khởi hành tốt nhất trong ngày phù hợp với tuổi của bạn. Lưu ý rằng phải thống nhất chỉ làm theo một trong các phương pháp trên. Luôn phải cẩn thận trong ngày chuyển dọn, luôn vui vẻ, hòa thuận tránh làm rơi vỡ các đồ đạc hay tranh cãi với nhau quá nhiều tạo điềm xui. 

Nếu không may mắn chọn được ngày tốt hoặc ngày hợp mà bắt buộc phải chuyển vào ngày không tốt cùng đừng vì thế mà lo lắng hay khó chịu làm mất đi hòa khí của gia đình. Luôn phải giữ được một tinh thần thoải mái, vui vẻ để cải thiện phong thủy cho gia đình. Trong trường hợp bạn đã chọn được ngày đẹp để tiến hành lễ nhập trạch nhưng quá bận rộn không thể sắp xếp được thời gian hoặc gặp sự việc đột xuất có thể nhập trạch để lấy ngày trước rồi chuyển đồ sau.

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch theo phong tục miền Bắc 

Ý nghĩa của lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc 

Ý nghĩa của lễ nhập trạch theo phong tục miền Bắc

  • Chuẩn bị lễ vật cúng trong lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc 

Mâm ngũ quả: Các loại quả, nhất là quả hình tròn ại diện cho sự sung túc, đủ đầy như vũ trụ với các hạt bên trong là sao trời. Thêm vào đó, quả hình tròn ý chỉ sự to lớn bao trùm trời đất cùng sự sinh sôi, phát triển và tái sinh bất tận. Ngũ quả tượng ứng với ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mâm ngũ quả theo phong tục người miền Bắc thông thường gồm: chuối, bưởi, hồng, quýt, lê hoặc táo,.... Trong đó, chuối luôn là thức quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ở miền Bắc. Hình dáng của nải chuối có độ cong nhẹ ôm lấy các loại trái cây khác mang ý nghĩa cho sự đùm bọc, sum vầy và hạnh phúc. Hơn nữa nải chuối sẽ thể hiện sự đông đủ, sinh sôi và con cháu đầy đàn.

Hương hoa: Cũng giống như phong tục của từng vùng miền khác thì hoa của nhập trạch ở miền Bắc cũng sẽ là hoa cúc, ly… Thêm vào đó, chuẩn bị thêm hương, nến cốc hoặc đèn dầu, tiền vàng, cau trầu cũng như trà rượu để thể hiện tấm lòng thành với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. 

  • Chuẩn bị mâm cúng trong lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc 

Chúng ta có thể chọn cúng món mặn hay món chay theo quan niệm của gia đình. Dưới đây sẽ là một số gợi ý tiêu biểu cho mâm cúng nhập trạch.

Mâm cúng mặn thường bao gồm: 

  • Gà luộc hoặc thịt lợn luộc 

  • Xôi có thể lựa chọn tùy vào nguyện vọng của gia chủ.

  • Cơm trắng 

  • Trứng gà luộc 

  • Giò chả

  • Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ hay canh rau củ với xương hầm 

  • Có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn thêm phong phú cho mâm cúng 

  • Thịt đông cùng với dưa chua.

Mâm cúng chay của người miền Bắc bao gồm: 

  • Rau xào 

  • Đậu phụ chiên xào nấm tươi. 

  • Lá lốt cuốn đậu hũ chiên 

  • Canh nấm ngũ sắc cùng cà chua/ canh rau củ 

  • Miến xào cùng với cà rốt 

  • Gỏi xoài

  • Xôi 

  • Cơm trắng

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch theo phong tục miền Bắc

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch theo phong tục miền Bắc

Cách cúng nhập trạch đúng chuẩn của người miền Bắc 

1. Việc đầu tiên cần thiết phải làm trong lễ nhập trạch nhà mới miền bắc là đốt lò than và đặt ở cửa trước chính. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước giờ khởi hành vài phút để khi các quan khách tới đã có than đỏ hồng bước qua. 

2. Gia chủ bày đồ cúng lên mâm cho ngay ngắn, chuẩn bị các lễ vật sẵn sàng để dâng lên các vị thần và tổ tiên để bắt đầu thủ tục cúng chuyển nhà mới.

3. Chủ nhà được quy định là người đầu tiên bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau). Chủ nhà là nam thì càng tốt trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.

4. Các thành viên khác cùng quan khách cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các lễ vật thờ cúng còn lại, mang theo các vật có ý nghĩa may mắn như: chiếu hoặc nệm, bếp nấu, tiền, gia sản, chổi,... lưu ý không ai được phép tới tay không.

5. Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả hệ thống điện, mở vòi nước và mở mọi cánh phòng, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí  cho khí xấu bay ra ngoài, thức tỉnh ngôi nhà

6. Một số thành viên trong nhà sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ra ở ngay giữa nhà để chuẩn bị làm lễ, Nên chọn hướng tốt, có phong thủy hợp mệnh với gia chủ.  

7. Gia chủ là người sẽ đại diện cho gia đình thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại đứng trước án chắp tay đứng nghiêm túc.

8. Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ hương tàn, gia chủ bật bếp ga và nấu nước pha trà, nên để nước sôi từ 5 đến 7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng cho ông bà tổ tiên trước và dùng để người nhà cùng khách quan thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống nơi nhà mới. .

9. Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro và mời các vị quan khách nhập tiệc chung với gia đình. 

10. Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước còn dư để sau này đặt vào bàn thờ của Thần Tài, Thổ Địa

11. Lúc này lễ khấn nhập trạch đã được coi như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các đồ thùng đồ vào nhà sắp xếp theo vị trí như mong muốn. 

Cách cúng nhập trạch đúng chuẩn của người miền Bắc 

Cách cúng nhập trạch đúng chuẩn của người miền Bắc

Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc 

Các đồ dùng cần có trước khi tiến hành nhập trạch 

Bếp nên hoàn thiện trước khi bạn tiến hành dọn vào ở. Bật lửa trên bếp là nghi thức không thể thiếu trong cúng nhập trạch nhà mới chính vì thế bếp đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Bàn thờ: Có thể bạn đóng trước bàn thờ ở tiệm trước và lấy về trước đó một vài hôm để khi bạn rước bài vị của tổ tiên đặt lên bàn thờ ngay. Các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc trước 1-2 tiếng trước khi làm lễ) và chuẩn bị thêm các đồ cúng như: hoa tươi, quả tươi, nước. Đồ cúng không cần cầu kỳ, chỉ cần dâng lên với tấm lòng thành kính .

Thêm vào đó là khi tới nhà mới hãy múc 3 hũ gạo, nước và muối. Sắm sửa các Đồ dùng tượng trưng đem nhiều may mắn tới như: Chiếu, nệm. chổi,...

Đặt bàn thờ ở vị trí nào thì thích hợp?

Nếu nhà có nhiều tầng có thể đặt bàn thờ ở tầng cao nhất hoặc chọn hẳn 1 phòng thờ riêng biệt. Tránh đặt bàn thờ hướng về phía trước của cửa ra vào hoặc gần cửa sổ. Bởi theo phong thủy học, hướng ra cửa sẽ làm tiêu hao khí, hạn chế sự may mắn và hưng thịnh của gia đình. Nếu nhà không có không gian, bàn thờ đặt hướng trực tiếp ra lối đi, hãy dùng rèm hoặc bình phong vừa để che lại vừa tách biệt không gian ngoài với khu vực thờ cúng.

Để chọn được hướng đặt và vị trí đặt bàn thờ hợp tuổi, hợp mệnh và hợp phong thủy nhất, gia chủ có thể mời các thầy phong thủy trực tiếp đến xem xét các vị trí. Sau đó thầy phong thủy sẽ xác định được vị trí và hướng của bàn thờ giúp gia chủ có được sự phù hộ của bề trên nhất. Nếu như gia đình không có đủ điều kiện để mời thầy, gia chủ có thể tự mình đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc. Đây được xem là hướng dương theo phong thủy. Bàn thờ phụng những người ở cõi âm nên nó mang tính âm, đặt theo hướng dương sẽ tạo ra sự cân bằng âm dương, hòa hợp đất trời. 

Trên là những chia sẻ về làm lễ nhập trạch nhà mới miền Bắc chi tiết và cụ thể giúp bạn có thể tự chuẩn bị cho nghi buổi lễ nhập trạch khi chuyển nhà. Hãy theo dõi trang Kiến Trúc Gỗ Đẹp thường xuyên để có được những bài viết bổ ích hơn nữa nhé!

Tham khảo thêm:

https://xuonggodep.com.vn/le-nhap-trach-ve-nha-moi-gom-nhung-gi

https://xuonggodep.com.vn/le-nhap-trach-nha-thue

https://xuonggodep.com.vn/le-nhap-trach-nha-moi

Top
icon icon icon