HOTLINE: Hà Nội - HCM -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Những lưu ý để làm lễ nhập trạch nhà thuê sao cho hợp phong thủy

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 24/05/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch nhà thuê luôn là nghi thức không thể thiếu khi thuê một căn nhà mới. Tuy nhiên, vẫn có thể nhiều người không biết lễ cúng và văn cúng làm lễ nhập trạch nhà mới thuê bao gồm những gì. Để giúp các bạn tổ chức lễ nhập trạch nhà mới thuê chỉn chu nhất. Bài viết dưới đây của Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan. 

Tham khảo: Những thiết kế Sập Thờ Gỗ Hương được làm từ chất liệu gỗ cao cấp có giá tốt nhất 2025

Lễ nhập trạch nhà thuê là lễ gì?

Lễ nhập trạch nhà thuê thực hiện nhằm thông báo với thổ địa, thần linh nơi sinh sống mới. Những vị thần sẽ chở che và bảo vệ cho gia đình bạn. Nhờ đó sẽ giúp gia chủ bình an, may mắn cũng như tránh được những điều không may mắn.

Lễ nhập trạch nhà thuê là lễ gì? 

Lễ nhập trạch nhà thuê là lễ gì?

Làm lễ nhập trạch nhà thuê có bắt buộc hay không?

Khi chuyển đến định cư ở bất cứ đâu, người Việt Nam thường có tục lệ làm mâm cơm thịnh soạn để làm lễ nhập trạch. Nhằm mục đích thông báo với thần linh, thổ địa chư thần nơi đó, cầu may mắn, bình an.

Có rất nhiều gia đình, khi thuê nhà thường xem nhẹ và bỏ qua việc làm lễ nhập trạch. Họ thường có suy nghĩ làm lễ cúng tại nhà thuê là điều không cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn không đúng theo thuyết phong thủy và phong tục của người Việt.

Nếu bạn là người tin vào phong thủy, không nên xem nhẹ việc tổ chức cúng nhập trạch nhà thuê.

Lưu ý: Nếu bạn đang là sinh viên chuyển đến nhà trọ việc này dường như là không cần thiết.

Một ví dụ điển hình của việc làm lễ nhập trạch nhà thuê. Gần 90% các công ty thuê nhà làm trụ sở của chính công ty mình hoặc văn phòng làm việc, đều làm lễ nhập trạch cho công ty mình ngay khi chọn được ngày chuyển tới.

Làm lễ nhập trạch nhà thuê có bắt buộc hay không?

Làm lễ nhập trạch nhà thuê có bắt buộc hay không?

Ý nghĩa của lễ nhập trạch nhà thuê là gì? 

Theo quan niệm của ông cha ta, việc làm lễ nhập trạch thuê nhà mới thuê nhằm cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Bao gồm các mục đích về sự nghiệp, sức khỏe và gia đạo. Ngoài ra, việc thờ cúng còn có ý nghĩa cầu mong xua đi những điều không may. 

Lễ nhập trạch về nhà thuê cũng có ý nghĩa như là một lời cảm tạ đến các vị thần, thổ địa, thổ công. Đã ban phước lộc, thuận lợi và bình an cho gia đình. Mặt khác, nghi thức này còn được xem như một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xa xưa.

Cần chuẩn bị những gì cho lễ nhập trạch nhà thuê? 

Các nghi thức cúng bái đi kèm với một số lễ vật nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Tùy thuộc điều kiện của chủ nhà, lễ vật trong nghi thức cúng nhà thuê có thể nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo sự đủ đầy của các lễ vật. 

Mâm ngũ quả - Lễ vật không thể thiếu khi làm lễ nhập trạch nhà mới thuê

Mâm ngũ quả luôn là lễ vật cần có trong bất kỳ lễ cúng nào. Vậy mâm ngũ quả được hiểu là gì?

Thực tế, thuật ngữ này thường sử dụng để chỉ một mâm lễ gồm 5 loại trái cây khác nhau trưng bày lên mâm cúng. Tùy từng vùng miền, các gia đình có thể chọn loại hoa quả dễ mua nhất.

Trong đó, mâm ngũ quả mọi người thường lựa chọn nhất là đu đủ, sung, mãng cầu, dừa và xoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị quả phật thủ, chuối, thanh long, quả quất, bưởi,... đều được.

Mâm ngũ quả - Lễ vật không thể thiếu khi làm lễ nhập trạch nhà mới thuê

Mâm ngũ quả - Lễ vật không thể thiếu khi làm lễ nhập trạch nhà mới thuê

Hoa tươi cắm làm lễ nhập trạch nhà thuê

Hoa tươi cũng là một trong những lễ vật không thể thiếu đối với mỗi lễ cúng. Có nhiều loài hoa cho bạn lựa chọn để dâng lên bàn thờ, bàn cúng. Tuy nhiên, ông bà vẫn thường khuyên con cháu dâng hoa cúc, vạn thọ, cát tường, hồng,... để cầu may.

Bếp lửa - Mang lại dương khí cho lễ nhập trạch nhà thuê 

Để cầu mong sự ấm cúng trong gia đình, mọi người vẫn thường đặt bếp lửa hoặc bếp gas nhỏ trong mâm lễ cúng nhập trạch nhà thuê. Theo thuyết phong thủy, bếp sẽ mang đến tia lửa để tiêu diệt toàn bộ âm khí xấu trong ngôi nhà. Đồng thời mang đến sự an yên, phước lành cho gia chủ.

Ấm đun nước - Tăng trưởng tài lộc cho người thuê nhà

Ấm đun nước còn được ví như là sự sôi nổi và tượng trưng cho một khởi đầu sôi động. Cầu mong cho gia đình được hạnh phúc, bình yên khi bắt đầu sống tại nơi mới. Vì thế, mâm lễ vật cúng lễ nhập trạch nhà thuê không thể thiếu ấm đun nước. 

Thông thường, sau khi hoàn thành tất cả các nghi thức cúng bái. Gia chủ sẽ sử dụng ấm nước này để đun nấu nhằm khai bếp và dâng trà lên bàn thờ Thổ Địa, Thổ Thần. Đồng thời, gia chủ có thể dùng phần nước còn lại có mang pha trà mời khách.

Các vật dụng cần thiết khác

Ngoài những lễ vật chính như ấm nước, trái cây, hoa, bếp lửa. Trên mâm lễ nhập trạch nhà thuê cũng cần một số món đồ khác như:

- Một cặp nến hoặc đèn cầy, nhang

- Rượu, trà, nước mỗi thứ 3 chum

- 5 quả cau và 5 lá trầu, 1 gói thuốc lá 

- Gạo, nước, muối mỗi thứ đặt ra 3 hũ

- Thịt lợn luộc, tôm luộc tạo thành một bộ tam sinh, trứng luộc

- Xôi hoặc chè, cháo trắng mỗi thứ xếp ra 5 chén

- 1 con heo quay hoặc có thể thay thế bằng gà luộc

- Vàng mã

- Bánh kẹo

Nghi thức lễ cúng nhập trạch vào nhà mới thuê

Ngoài việc quan tâm đến những lễ vật trên mâm cúng nhập trạch. Gia chủ còn phải chuẩn bị chu đáo về nghi thức cúng nhà mới thuê. 

Để ngày lễ nhập trạch nhà mới thuê diễn ra suôn sẻ và gặp nhiều vận may, trước tiên nên xem ngày, giờ tốt. Thông thường, ngày, giờ tốt phải tương sinh với người trụ cột của gia đình.

Ngày đầu tiên bước vào nhà thuê, nên mang theo chổi, bếp lửa, nệm mới hoặc các lễ vật cầu mong sự may mắn. Ngoài ra, hãy mang theo tiền khi về nhà mới để rước tài lộc về nhà.

Sau khi bước vào nhà mới, cả gia đình sẽ cùng nhau trưng bày tất cả lễ vật và dâng mâm lên bàn cúng. Người trụ cột sẽ đại diện gia đình dâng bát hương vào nhà rồi thắp hương làm thủ tục lễ nhập trạch, rước ông táo, bà táo, thần linh, thổ địa về. Đối với những gia đình có thờ ông bà, bạn sẽ phải chuẩn bị bài cúng. Để xin các vị thần rước vong linh ông bà về nhà mới thuê làm lễ cúng kính.

Nghi thức lễ cúng nhập trạch vào nhà mới thuê

Nghi thức lễ cúng nhập trạch vào nhà mới thuê

Một số lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà thuê tránh gặp phải 

Nghi lễ nhập trạch vào nhà thuê không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Trước khi làm lễ, bạn cần kiểm tra lại các lễ vật cũng như vị trí trưng bày sao cho hợp với thuyết phong thủy.

Thông thường, trước khi làm lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê, mọi người đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng đồ lễ. Tuy nhiên, nếu như bạn không thành tâm hoặc vướng phải một số điều kiêng kị có thể sẽ gặp phải vận xấu. Để giúp các bạn chuẩn bị tươm tất cho lễ nhập trạch nhà mới thuê, dưới đây là một vài lưu ý: 

  • Người đầu tiên bước vào nhà thuê mới nên là nam nhân. Và cầm theo cả bếp gas đặt giữa nhà ở cửa chính rồi bật bếp nhằm thu hút sự ấm áp, hạnh phúc cho gia đình.

  • Người tiếp theo vào nhà thuê nên là phụ nữ và trên tay xách theo một xô nước thật đầy. Khi di chuyển nên đong đưa để nước vơi xuống bên dưới sàn nhà. Việc làm này có ý nghĩa mang đến tài lộc đong đầy quanh năm.

  • Mang gạo, muối vào nhà rồi đổ chúng vào một thùng chứa sao cho thật đầy để cầu mong sự ấm no, đầy đủ.

  • Trang phục khi làm lễ cúng nhập trạch nhà trọ mới thuê cần phải lịch sự, thoải mái nhưng vẫn mang sự trang nghiêm. Thông thường, mọi người hầu hết sẽ lựa chọn trang phục phật tử khi làm lễ.

  • Khi cúng vái, các thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, và thành tâm cầu khấn.

Hy vọng với những thông tin mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp cung cấp trên đây. Bạn có thể thực hiện tốt toàn bộ nghi thức trong việc làm lễ nhập trạch nhà thuê. Bạn cũng không nên chủ quan trong việc vái lạy, bày lễ bài cúng về nhà mới thuê để hạn chế xảy ra những sơ suất không nên có.

Top
icon icon icon