HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Giải đáp thắc mắc: Lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 26/05/2022 - 0 bình luận

Lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì là thắc mắc của nhiều gia chủ. Lễ nhập trạch nhà mới là một nghi lễ hết sức quan trọng bởi nó không đơn thuần là thủ tục chuyển nơi ở mới mà còn là sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về giúp cuộc sống của bạn trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn.

Lễ nhập trạch nhà mới là gì?

"Nhập” có nghĩa là vào, còn “trạch” là nhà. Nhập trạch nhà được hiểu đơn giản là một nghi lễ truyền thống khi dọn vào nhà mới, tương đương với việc "đăng ký hộ khẩu" với thần linh và thổ địa cai quản tại vùng đất này. Theo quan niệm của cha ông ta từ bao đời nay, mỗi ngôi nhà mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản riêng. Vì thế, khi dọn đến nơi ở mới, bạn cần phải làm lễ nhập trạch nhà mới như một lời báo cáo với vị thần với mong muốn được các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới được may mắn, thuận lợi và bình an.

Vậy, lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì và có ý nghĩa thế nào cùng tìm hiểu kĩ hơn dưới đây?

Giải đáp thắc mắc: Lễ nhập trạch gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc: Lễ nhập trạch gồm những gì?

Ý nghĩa sâu sắc của việc làm lễ nhập trạch về nhà mới

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã luôn quan niệm rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị thần linh ở đó cai quản. Chính vì vậy việc trình diễn, hay xin phép làm lễ nhập trạch khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết. 

Nếu gia chủ quá bận rộn thì có thể tổ chức nhập trạch chỉ để lấy ngày mà không vào ở luôn. Việc này giúp gia chủ có thể yên tâm thu xếp công việc trước khi dọn về ở hẳn mà không cần quá vội vàng. Thực hiện nghi lễ nhập trạch khi về nhà mới còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, thổ địa, thổ công cũng như thể hiện được mong ước các vị thần sẽ che chở và phù hộ để gia chủ có một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại nơi ở mới.

Tổng hợp: Những mẫu bàn thờ Gỗ Gụ chất lượng, cao cấp có giá tốt nhất 2024 

Lưu ý trước khi làm lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Theo phong thủy, khi chuyển vào nhà mới để ở, thứ gia chủ sẽ mang trên tay là bài vị tổ tiên. Tiếp đó chính tay gia chủ sẽ vào khu bếp nhà mình bật lửa lên với mục đích khai bếp, lan tỏa sự ấm áp đến toàn ngôi nhà. Cùng với đó sẽ bật hệ thống điện, nước của gia đình, mở hết tất cả các cửa từ cửa phòng đến cửa sổ để khí xấu bay ra ngoài theo làn gió.

Các thành viên trong gia đình đến nhà mới trên tay cầm đồ dùng sinh hoạt của gia đình như: Chổi, nệm, chiếu, tiền bạc, của cải,... Lưu ý trước khi các thành viên vào nhà đều phải bước qua lò than hồng đã được chuẩn bị trước đó và đặt ở trước cửa chính. 

Khi đã đến giờ hoàng đạo làm lễ cúng về nhà mới, bạn nên đặt các lễ vật như: hoa tươi, mâm ngũ quả, bánh kẹo và rượu thịt lên bàn thờ gia tiên. Đích thân chủ nhà hay người được mượn tuổi phải thắp hương, khấn vái để xin phép thần linh rước bàn thờ gia tiên về nhà mới thờ phụng. Khi đã thắp hương, khấn vái xong chủ nhà làm lễ báo cáo và xin phép gia tiên rồi mới được phép dọn dẹp, sắp xếp lại vật dụng cần thiết của gia đình. 

Nghi lễ nhập trạch nhà mới không chỉ là nghi thức cho có, vì vậy gia chủ cần chú ý tổ chức thật trang nghiêm, thành tâm. 

Mâm lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Theo quan niệm phong thủy, mâm hoa quả phải có tối thiểu 5 loại quả trở lên với màu sắc đa dạng, được lựa chọn tuỳ theo phong tục từng vùng. Ngoài ra, những loại trái cây trên mâm ngũ quả phải đảm bảo tiêu chí đều, không bị dập, thối, nát, trước khi bày lên mâm phải được rửa thật sạch với nước và để ráo.

Phần quan trong không kém là phần nhang đèn, hương hoa cùng trầu cau. Đây đều là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ dịp lễ cúng nào của người Việt ta. Mâm hương hoa bao gồm: hương có thể chọn loại màu sẫm, 1 cặp đèn cầy lớn có màu đỏ, 1 bình hoa tươi, có thể chọn hoa cúc, ly hoặc hồng và được cắm với số bông lẻ, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy tiền vàng mã. Chuẩn bị thêm vào đó một cái đĩa để đựng muối gạo và chuẩn bị ba hũ muối, gạo, nước riêng để đặt lên bàn thờ Táo quân. 

Mâm cúng cho lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì là tùy vào lựa chọn của gia chủ. Mâm cơm mặn thường được chuẩn bị như: xôi, gà luộc để nguyên con, 1 bộ tam sên gồm các món như: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc, 3 chén rượu, 3 chén trà và 3 điếu thuốc lá, các món ăn mặn có thể có thêm như món rau xào, món canh củ quả…

Với mâm cúng chay, bạn có thể chuẩn bị từ 4 đến 5 món tùy vào mỗi gia đình. Có thể chọn một số món ăn đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi cùng cơm trắng,...

Mâm lễ nhập trạch về nhà mới 

Mâm lễ nhập trạch về nhà mới 

Tham khảo ngay: Các mẫu tranh trúc chỉ được thiết kế tinh tế, hiện đại dành cho mọi không gian thờ cúng

Quy trình để làm lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Quy trình tiến hành nhập trạch gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ 

Gia đình cần chuẩn bị sắm đồ lễ cúng đầy đủ cùng với mâm cúng để trình bày với ông bà tổ tiên và chư vị thần linh. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các đồ đạc để các thành viên trong nhà xách theo nếu như gia đình bạn dọn vào ở luôn. Nếu gia đình chỉ nhập trạch lấy ngày thì hai vợ chồng bạn cần ở lại nhà một đêm rồi mới được quay về nhà cũ. 

Bước 2: Xin chuyển bàn thờ và bốc bát hương 

Khi chọn được ngày hoàng đạo để chuyển nhà thì gia chủ cũng cần chọn giờ lành để làm lễ khấn xin chuyển bàn thờ và bốc bát hương sang nhà mới. Lưu ý, nên lau chùi bàn thờ thật kỹ lưỡng, đóng gói đồ vật cẩn thận tránh làm rơi vỡ trong quá trình vận chuyển.

Bước 3: Làm lễ về nhà mới

Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch để thông báo đến các vị thần linh, tổ tiên. Sau khi buổi lễ đã hoàn tất, chủ nhà cần tiến hành khai bếp để pha trà dâng lên mâm cúng. Cuối cùng có thể tiến hành hóa vàng và mời mọi người dự lễ nhập trạch nhà mới. 

Bài văn khấn lễ nhập trạch nhà mới gồm những gì?

Con xin được kính lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa-Thổ Công, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản bốn phương  của ngôi nhà. 

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ con là………

Chủ gia đình gồm có các thành viên: 

Hiện nay gia đình con đang sinh sống tại:Xóm.......Xã..........Huyện,........Tỉnh……..

Thành tâm sửa soạn một ít hương hoa vật phẩm để dâng bày ra trước án và muốn kính cẩn tấu với các ngài rằng: Hôm nay gia đình chúng con đã có được nhà cao cửa rộng, nhờ chọn được một ngày lành tháng tốt dọn đến cư trú, khai lửa, bật bếp bởi vậy nên chúng con xin kính lễ khánh hạ. Gia đình con cúi đầu trước các chư vị Thần Linh mong các vị cho phép chúng con được rước vong linh Tiên Tổ về đây để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu và thờ phụng ạ .

Ngoài ra chúng con muốn xin chư vị phù hộ cho chúng con từ đây gia đạo được an khang, việc nhà an nhiên, kiếm tiền thuận lợi, đinh tài lưỡng vượng, nhà cửa luôn thuận hòa và vui vẻ. Tín chủ cũng ngỏ ý mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ đã tử trận, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa đang ở quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng các lễ lạc. Tín chủ thành tâm tạ lễ Chư vị Hương Linh bấy lâu nay đã luôn phù hộ độ trì cho việc khởi công của gia đình được  thuận lợi. Hôm nay đã hoàn tất các thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù hộ cho gia đình từ đây ăn nên làm ra, có chút của ăn của để, gia đạo thuận hòa, toàn gia hưng thịnh, bệnh tật hóa kiếp, xua đuổi vận xui.

Văn khấn nhập trạch về nhà mới

Văn khấn nhập trạch về nhà mới

Gợi ý: Những mẫu đèn thờ cao cấp, chất lượng đa dạng về mẫu mã, kích thước nên tham khảo

Những điều cần lưu ý trong lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch về nhà mới là một lễ nghi quan trọng và trang nghiêm nên khi thực hiện bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Người tiến hành đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.

- Nên để gia chủ là đàn ông hoặc con trai trưởng thực hiện đọc văn khấn. Nếu gia chủ là nam đi vắng thì có thể để mẹ hoặc vợ thực hiện thay. Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt khong nên thực hiện nghi lễ này để tránh mạo phạm đến bề trên.

- Khi đọc văn khấn thì xung quanh nên yên lặng, không ồn ào và đọc với tư thế thành kính nhất.

- Sau khi đọc văn khấn tạ lễ nhập trạch thì bạn nên tiến hành hóa vàng. Khi hóa vàng thì nên đốt luôn cả tờ giấy in văn khấn. 

Trên đây là những chia sẻ về lễ cúng nhập trạch nhà mới gồm những gì. Hy vọng qua bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp bạn sẽ chuẩn bị được một buổi nhập trạch được như ý để gia đình gặp thêm may mắn, tài lộc và bình an. 

Mời quý bạn đọc tham khảo thêm: 

  1. Hướng dẫn chuẩn bị chi tiết mâm lễ nhập trạch gồm những gì?

  2. Bài văn khấn lễ nhập trạch văn phòng mới chuẩn xác và đầy đủ nhất

Top
icon icon icon