Ông Hoàng Bơ là cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là với những gia đình theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Có nhiều thông tin về Ông Hoàng Bơ - nét đẹp văn hóa mà nhiều người chưa biết.
Cuốn sách “Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ thánh ở Việt Nam” đã đưa ra ý kiến về việc nhiều người nhầm lẫn về tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Tam Tứ Phủ (gồm Ông Hoàng Bơ). Về cơ bản thì 2 kiểu hình tín ngưỡng này có điểm tương đồng nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ có điểm khái quát rộng hơn.
Tín ngưỡng thờ Tam Phủ Tứ Phủ đã hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử và trở thành nét đẹp tín ngưỡng và văn hóa dân gian của người Việt Nam ta. Tứ Phủ là nhánh thờ Mẫu, với 4 phủ đại điện cho 4 miền khác nhau trong vũ trụ gồm thiên (trời), nhạc (rừng núi), thủy (sông nước) và địa (đất đai). Mỗi phủ sẽ có một vị thần thánh cai quản công việc, với vị Thánh Mẫu đại diện riêng.Tam Phủ là tiền thân của Tứ Phủ và chỉ có 3 miền là thiên, địa và thủy.
Ông Hoàng Bơ - một trong số vị thần được người Việt tôn thờ
Ngoài ra tín ngưỡng thờ Tam Phủ Tứ Phủ sẽ có thêm việc thờ các vị thần như ông hoàng, quan hoàng, vua cha,... Việc xen lẫn và hài hòa về số lượng các vị nữ thần và nam thần tạo sự đồng đều và cân bằng âm - dương.
Trong các vị nam thần được thờ ở tín ngưỡng này, có Ông Hoàng Bơ thuộc Thập Vị Ông Hoàng. Những vị thần này đều có gốc tích là con trai vua Bát Hải Động Đình. Thường thì những tích gắn với các vị này là ở công danh của một nhân vật lịch sử, giúp đất nước dẹp loạn, góp công sức và việc khai sáng và phát triển đất nước.
Trong đó có 3 ông thường được nhân dân biết đến nhiều hơn cả là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười. Ông Hoàng Bơ hay được người dân gọi với tên khác là Ông Bơ hoặc Ông Hoàng Thoải. Ngài có tên húy là Tống Khắc Bình - thái tử con vua Nam Tống. Tước hiệu được phong đến Thượng Đẳng Thần.
Ông Hoàng Bơ là người con trai thứ 3 của vị vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông được giao tòa Thoải Cung và ngự dưới đó coi giữ Đền Vàng Thủy Phủ. Người xưa truyền rằng, ông có dung mạo hơn người của một vị Hoàng Tử, cưỡi cá chép nổi trên mặt nước. Cũng có lúc Ông Hoàng Bơ lại thay đổi diện mạo, ngồi thuyền rong ruổi đó đây, ngao du khắp thiên hạ và tới cùng đánh cờ, hưởng lạc với các bạn tiên, sống với thú vui của một cao nhân.
Mách bạn: Một số mẫu bàn thờ thần tài được nhiều khách hàng mua tại Kiến Trúc Gỗ Đẹp
Tích Ông Hoàng Bơ có rất nhiều dị bản. Trong số đó, sự tích được lưu truyền rộng rãi nhất kể rằng: Vua Nam Tống vốn có một người con là thái tử, sau khi bại trận dưới nhà Bắc Tống, ông đã đi thuyền về phía biển Đông rồi thác hóa tại nơi này. Về sau di quan ông dạt tới cửa Cờn tại Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và được một vị sư đang tu hành (sau này là Ông Hoàng Chín) vớt lên chôn cất. Sau khi ông Hoàng Chín quy hóa, người dân đã phối hương của Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Chín cùng Tứ Vị Vua Bà và lập đền thờ tại địa phương.
Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người đã xác định đền Cờn là khu thờ tự Ông Hoàng Chín chứ không phải Ông Hoàng Bơ nên sự tích này cũng cần cân nhắc lại. Bởi thế còn một dị bản khác cũng được lưu truyền như sau: Thài Bà một đêm nằm mơ có người con gái mặc xiêm y trắng, trên tay ôm một bé trai tuấn tú, kháu khỉnh xuất hiện. Nàng bày tỏ do cảm tạ tấm lòng từ bi và công đức của Bà nên sẽ cho đầu thai Hoàng tử Long cung để báo đáp và lập công trạng cho đất nước. Quả đúng như vậy, không lâu sau Thái Bà có mang và hạ sinh một bé trai mặt mũi khôi ngô, mặt sáng tinh anh, tính tình khôn ngoan nhanh nhẹn, bà đặt tên là Trần Minh Đức.
Cậu bé Minh Đức mới tám tháng tuổi đã biết nói, chín tháng đi được, tới năm tuổi đã rất sáng dạ, đọc thông sách vở. Cho tới năm hai mươi lăm tuổi, Minh Đức đã nghiên cứu Phật Pháp ngày tại thảo am, không màng tới hôn nhân. Về sau khi cha mẹ quy tiên, ông đi đâu ở chốn nào người ta cũng không hay biết. Ngôi đền và thảo am từ đó không nhang khói, không ánh đèn.
Chợt một đêm, trong làng ai cũng đều mơ thấy một vị hoàng tử về cưỡi trên đôi bạch xà, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng, lưng giắt kiếm bạc. Người báo mộng mình là Hoàng tử Long Cung, được giáng xuống trần thế làm con Thái Ông Thái Bà nay đã tới ngày phải trở về Thủy Cung. Hoàng Tử nói về sau sẽ phù hộ cho dân chúng, khi gặp nạn ắt sẽ tới cứu, và cũng không quên dặn dân phải nghiêm cẩn thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh. Sáng dậy, dân làng bèn cung kính làm như lời dăn và lập thêm bài vị Hoàng Bơ Thoải Minh Đức tại đền thờ Thánh Mẫu.
Về sau, có lần đê Ngự Hàm bị vỡ, dân trở tay không kịp lâm phải đại nạn nên lập đàn cầu thần. Hoàng tử Long Cung đã hóa thành bạch xà về hàn long cứu đê. Đê được hàn xong thì bạch xà cũng biến mất tự lúc nào. Từ đó nhân dân đều biết là nhờ có Hoàng tử Minh Đức cứu cho qua nạn, bèn về đền lễ tạ. Sau này xây nên thành một ngôi đền thờ thánh Ông Hoàng Bơ Thoải tại ngay chỗ vỡ để, thuộc Đông Long, huyện Tiền Hải, Thái Bình.
Ông Hoàng Bơ có nhiều sự tích khác nhau nên việc xác định đâu là đền thờ chính khá khó khăn. Dưới đây là 4 đền thờ Ông Hoàng Bơ (ngoài 2 nơi đã liệt kê ở tích trên)
Hai nơi có sự tích là Đền Quan Hoàng Ba – Phong Mục ở Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa và đền Hưng Long tại Thái Bình.
Ngoài ra còn có một nơi ghi nhận sự hiển linh của Ông Hoàng Bơ nên cũng thờ ngài là đền Vạn Ngang ở Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Đền Cờn (nay là đền Ông Hoàng Chín) mà trước đây được cho là nơi thờ cả Ông Hoàng Bơ.
Bên cạnh đó thì Ông Hoàng Bơ cũng được phối thờ trong hầu hết các đền ở cung Tứ Phủ Quan Hoàng hay thờ tại gia. Khi xếp ở Tứ Phủ Quan Hoàng, Ông Hoàng Bơ được đặt ngang với Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười.
Tượng thờ Ông Hoàng Bơ
Do là vị thần phục vụ ở Thoải Cung và thường về ngự đồng nhất, với trang phục màu trắng (có thêu hình rồng phượng uốn thành chữ Thọ). Khi về ngài còn thắt đai vàng kèm theo trang phục, đầu đội khăn xếp thắt trắng, cài kim màu trắng bạc lệch về một bên. Cũng có lúc ngài ngự về khai quang rồi tay cầm quạt, tay cầm chèo và tiếp tục dạo chơi, khi thì lại rong ruổi cưỡi ngựa, cầm đôi hèo hoa và đi ngao du khắp nơi.
Ngày 26 tháng 6 âm lịch là ngày hóa của Quan Hoàng Bơ nên du khách tứ xứ sẽ sắm sửa lễ vật tới hành hương tại đền thờ ông Hoàng Bơ ở nhiều nơi. Đa số người đến lễ đều cầu mong được buôn may bán đắt, công việc làm ăn thuận lợi, có nhiều may mắn, các sĩ tử cầu học hành đỗ đạt, được thăng tiến trong công việc.
Khi lễ Ông Hoàng Bơ thì đồ lễ nên chọn màu trắng là lễ vật thành tâm nhất khi dâng lên cúng bái. Cụ thể như sau:
Lễ hoa quả với lọ hoa tươi và mâm ngũ quả tươi mới, tùy chọn theo gia chủ.
Lễ rượu thịt bao gồm 1 con gà luộc hoặc đĩa thịt luộc, 1 đĩa xôi, 1 bình rượu trắng và lễ tiền vàng.
Lễ trầu cau và phẩm oản màu trắng.
Sớ dâng lên ghi tên họ người dâng lễ.
Quan trọng nhất là bài văn khấn dâng lễ phải chuẩn bị chu đáo và khấn vái thành tâm nhất.
Trên đây là những thông tin về Ông Hoàng Bơ và cách chuẩn bị lễ vật dâng lên khi tới đền Ông Hoàng Bơ mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp biết. Các bạn hãy tham khảo và chuẩn bị cho một buổi đi lễ thuận lợi nhất.