HOTLINE: Hà Nội - HCM -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Cách rút chân nhang bàn thờ Phật chi tiết, đầy đủ 2025

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 01/05/2024 - 0 bình luận

Bàn thờ Phật là nơi các tín đồ Phật tử thể hiện lòng tôn thờ, kính trọng với đức Phật. Còn là cầu nối tâm linh giữa người dương thế với các Ngài, mong cầu sự ban phước, an yên. Cách dọn dẹp, bao sái bàn thờ sao cho đúng cách là việc làm rất quan trọng. Trong đó, rút chân nhang bàn thờ Phật sao cho không phạm các Ngài là vấn đề được quan tâm. Trong bài viết này, Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ nói chi tiết về vấn đề trên.

Rút chân hương bàn thờ Phật như thế nào?

Rút chân hương bàn thờ Phật như thế nào?

Rút chân nhang bàn thờ Phật là gì?

Rút chân hương bàn thờ Phật là hình thức dọn dẹp, tịnh sái cho bàn thờ Phật. Sau một khoảng thời gian nhất định, từng đợt thắp hương, bát hương sẽ đầy, cần rút, tỉa chân nhang.

Theo một số quan niệm khác rút, tỉa bàn thờ Phật là dọn dẹp nơi ở cho các Ngài. Không có một quy định nào về ngày được phép bao sái, dọn dẹp bàn thờ hay rút, tỉa chân nhang trên bàn thờ. Tuy nhiên, công việc này thường được diễn ra ngày 23 tháng chạp, hoặc các ngày mùng 1, ngày Rằm,...

Mục đích của việc rút chân nhang bàn thờ có ý nghĩa như thế nào?

Bát hương được coi là cầu nối linh thiêng âm dương. Đối với bàn thờ Phật, đây là nơi các Phật tử thể hiện lòng thành kính, tôn thờ với các đấng Ngài. Cũng như mong cầu sự bình an, an yên cho bản thân, gia đình. Đồng thời, thờ Phật tại gia, có thể đem lại sự thanh thản trong tâm hồn. Những người thờ Phật thường có tấm lòng nhân hậu, tấm lòng trong sáng như đóa hoa sen.

Khi chân hương trong bát hương quá đầy, các nén hương vẫn cố cắm vào bát hương sẽ không được cắm xuống cốt tro trong bát hương mà chèn đè lên nhau. Khi chân hương quá dày hoặc quá cao không chỉ khiến bàn thờ dễ bụi bẩn, gây mất thẩm mỹ. Cũng như là một sự không tôn trọng các Ngài mà còn dễ gây ra hỏa hoạn. Điều này không an toàn, gây mất thẩm mỹ và là điềm xấu, ảnh hưởng đến vận khí gia đình.

Hướng dẫn chi tiết rút chân nhang bàn thờ Phật đúng cách

Các bước rút, tỉa chân nhang bàn thờ Phật đúng chuẩn phong thủy:

Bước 1: Thông báo, xin phép được dọn dẹp, bao sái bàn thờ

Trước khi bao sái, rút, tỉa chân nhang, nên tắm rửa sạch sẽ. Ăn mặc gọn gàng, kính đáo như một phép lịch sự đối với Thần linh. Sau đó thắp hương thông báo, xin phép các Ngài cho rút, tỉa chân nhang. 

Rút chân nhang bàn thờ Phật có ý nghĩa như thế nào?

Rút chân nhang bàn thờ Phật có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: Đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ Phật:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........

Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Bước 3: Thực hiện tiến hành lau dọn bàn thờ

Trong quá trình lau dọn, bao sái bàn thờ, có thể di chuyển các đồ vật khác để việc lau dọn được diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không di chuyển vị trí bát hương và bài vị. Chuẩn bị hỗn hợp rượu, gừng và nước ấm để lau bài vị, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu thờ cả gia tiên phải thực hiện trên bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên. 

Bước 4: Tỉa chân nhang

Sau khi rút chân nhang bàn thờ Phật, nên để một số chân hương đẹp nhất ở bát hương. Lưu ý, số lượng chân hương để lại phải là số lẻ (3,5,7,9,...).

Nên rút, tỉa chân nhang bàn thờ Phật vào thời điểm nào?

Nên rút, tỉa chân nhang bàn thờ Phật vào thời điểm nào?

Bước 5: Xử lý phần tro hương

Đối với những chân nhang được rút, tỉa, có thể đốt, tàn tro, rải dưới sông hoặc bón cây. Tuyệt đối không được vứt bỏ lung tung, đặc biệt là những nơi bẩn thỉu, ô uế.

Bước 6: Thắp hương thông báo Thần linh sau khi hoàn thành

Sau khi hoàn thành việc rút chân hương, gia chủ cần thắp hương dâng lên thông báo với Thần Linh.

Cách sắm đồ cùng trước khi rút chân nhang

Khi thực hiện rút chân nhang bàn thờ Phật, cần chuẩn bị sắm lễ và mâm cúng như sau:

   - 1 đĩa xôi

   - 1 đĩa trái cây theo mùa

   - 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

   - 3 chén rượu nhỏ

   - 1 chén nước sôi để nguội

   - 3 lễ giấy tiền vàng

   - 2 lọ hoa

Một số câu hỏi liên quan đến rút, tỉa chân nhang 2025

Về việc rút chân nhang bàn thờ Phật, thường sẽ có một số câu hỏi rất được quan tâm. Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ giải đáp sau đây.

Gia chủ nên rút chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo chầu trời?

Thường sẽ không có bất kỳ một tiêu chuẩn hay quy định nào về ngày được phép dọn bàn thờ. Và nên rút chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, nên làm sau khi cúng để không phạm tới các Ngài. Cũng như để mọi thứ được sạch sẽ, tươm tất khi kết thúc buổi lễ cúng hay để bắt đầu một năm mới mới mẻ.

Nên rút chân nhang bàn thờ Phật lúc nào?

Nên rút chân nhang bàn thờ Phật lúc nào?

Số chân nhang để lại sau khi tỉa là bao nhiêu?

Số chân hương nên để lại bát hương sau khi rút tỉa chân hương nên để là số lẻ. Ít nhất là 3, ví dụ 3, 5, 7, 9,...

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc rút chân nhang bàn thờ Phật mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp muốn cung cấp đến quý khách hàng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Kiến Trúc Gỗ Đẹp để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Top
icon icon icon