Thắp hương rằm tháng 7 là một phong tục cổ truyền của người Việt từ xa xưa. Theo quan niệm của người xưa rằm tháng 7 là ngày Vu Lan báo hiếu và cũng là ngày xá tội vong nhân. Vì vậy, mỗi gia đình vào ngày này sẽ sắm ít lễ để dâng lên bàn thờ. Để thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình với những người đã khuất và cầu mong bình an.
Vậy rằm tháng 7 Âm lịch nên thắp hương những gì? Kiến Trúc Gỗ Đẹp xin chia sẻ với bạn một số kiến thức mà bạn cần biết.
Theo tương truyền, rằm tháng 7 là xá tội vong nhân. Vào ngày này, mọi linh hồn sẽ được thả lên dương nên có lễ cúng Cô Hồn vào buổi chiều. Mục đích là để các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa có chút đồ ăn, đồ mặc và có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Ngoài ra, rằm tháng 7 âm lịch còn là ngày lễ Vu Lan - lễ báo hiếu. Đây là một trong những ngày lễ chính của lễ hội Phật giáo.
Ý nghĩa của việc thắp hương rằm tháng 7
Lễ Vu Lan được khởi nguồn từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Bởi vậy, hàng năm, Vu Lan đã trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên. Những người có ơn sinh thành với mình ở kiếp này đến các kiếp trước nữa.
Chính vì vậy, cứ vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Như một tục lệ, mọi gia đình đều chuẩn bị hai mâm cỗ cúng để thắp hương rằm tháng 7. Một mâm cúng tổ tiên đặt trên bàn thờ, một mâm cúng chúng sinh đặt ngoài sân hè. Thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều để cầu mong cho những linh hồn cô đơn không nơi nương tựa được hưởng an vui nơi chín suối cùng với đó là mong cầu bình an hạnh phúc cho mọi người.
Tham khảo: Các mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Hiện Đại, cao cấp, sang trọng, giá rẻ hiện nay.
Hiện nay, mỗi gia đình ngày càng chú trọng việc thờ cúng để mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Vậy hãy cùng tìm hiểu lễ thắp hương rằm tháng 7 cần những gì?
Trong ngày rằm tháng 7, mâm cúng dâng lên Phật thường là mâm cỗ chay thể hiện sự kính trọng. Mâm cúng sẽ có những món chay sau: Xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi vò hạt sen, nem chay, canh rau củ, đậu hũ non sốt nấm,.... Và các món ăn chay khác tùy thuộc vào từng gia đình, vùng miền.
Mâm cúng gia tiên hay còn gọi là mâm cúng trong nhà thể hiện lòng kính trọng tri ân với ông bà tổ tiên, những người đã khuất.
Trên mâm cúng tổ tiên, mâm cơm thắp hương cần chuẩn bị: Gà xôi, ngũ quả, giò, canh, rượu, trầu cau, bia thuốc lá kèm theo trái cây, nhang đèn, hoa cúng,..
Lễ rằm tháng 7 cần những gì
Ngoài trừ cúng Phật và gia tiên, còn có mâm cúng ngoài trời cho những linh hồn vương vấn trần thế, mâm cúng sẽ đươc đặt trước cửa.
Trên mâm cúng chúng sinh thì gồm có: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc sặc sỡ như xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng,... Các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối,... Thắp hương rằm tháng 7 có thể dùng các món thắp hương ngày rằm này.
Xem thêm: THẮP HƯƠNG RẰM THÁNG 7 - CÁCH BÀY BIỆN MÂM CƠM CÚNG ĐẦY ĐỦ
Việc thắp hương rằm tháng 7 thể hiện lòng thành, sự biết ơn đối với người đã khuất. Chính vì vậy bạn cần biết ngày đẹp và giờ đẹp để có cách thắp hương chuẩn nhất.
Không giống như chúng ta vẫn luôn nhầm tưởng rằng lễ xá tội vong nhân phải diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch. Mà sự thật là dân gian thường cúng từ 1-14/7 âm lịch.
Bởi có quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được "thả" đi lang thang trên trần gian. Các cụ có thể không nhận được gì của con cháu cúng tế nên lễ xá tội thường được tiến hành trước ngày 15/7 âm lịch.
Ngoài việc chuẩn bị các món thắp hương ngày rằm. Nhiều gia đình cũng rất bận tâm về việc chọn ngày thắp hương rằm tháng 7 để cúng tế. Bởi vậy, Kiến Trúc Gỗ Đẹp đưa ra cho quý khách hàng một vài lựa chọn sau đây về ngày đẹp cúng rằm:
- Ngày 11/7 âm lịch
- Ngày 13/7 âm lịch
- Ngày 14/7 âm lịch
Còn đối với lễ Vu Lan hay còn được gọi lễ báo hiếu được diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hàng năm chính xác là vào ngày 15/07 Âm lịch hàng năm. Để thể hiện lòng biết ơn, kính hiếu với tổ tiên, cha mẹ.
Tổng hợp: Các mẫu bàn thờ công giáo hiện đại, chất lượng với giá tốt.
Việc thắp hương bàn thờ vào mấy giờ sẽ tùy vào sự sắp xếp của các gia đình.
Có những gia đình sẽ thắp hương vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Tùy thuộc vào khung thời gian phù hợp của từng gia đình, có một số khung giờ tốt như sau:
- Cúng Phật: Cúng vào buổi sáng
- Cúng gia tiên: Cúng vào 10-11h
- Cúng chúng sinh: Cúng từ 17-19h
Và mỗi khung thời gian khác nhau sẽ chứa đựng những ý nghĩa khác nhau, như: Buổi sáng có ý nghĩa khởi đầu ngày mới giúp cả gia đình có được sự an yên; buổi tối có ý nghĩa sum họp gia đình hưởng lộc từ bề trên ban cho,…
Người Việt luôn quan niệm rằng: số lẻ là số may mắn. Chính vì thế, khi thắp hương rằm tháng 7 sẽ sử dụng số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9. Thắp 1 nén hương tượng trưng cho lòng thành kính, biết ơn và cầu mong bình an, may mắn.
Thắp Hương Rằm Tháng 7 thắp mấy nén
Thắp 3 nén hương có ý nghĩa về thờ phụng.
Thắp 5 nén hương tượng trưng cho 5 phương trời đất.
Thắp 7 và 9 nén lại tượng trưng cho cầu xin may mắn từ các bề trên.
Việc thắp bao nhiêu nén sẽ tùy thuộc vào mức độ và quy mô cúng lễ của từng gia đình.
"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .....
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)".
Gia chủ hay người thực hiện việc cúng cần phải giữ cho cơ thể sạch sẽ. Trước hai ngày cúng không sử dụng các loại thực phẩm có mùi tránh làm ô uế bản thân. Việc thắp hương, mâm cúng cho các vong hồn, chúng sanh sẽ được thực hiện trước cửa hoặc trong chùa.
Do trong rằm tháng 7 có nhiều vong hồn vất vưởng. Nên khi cúng, thắp hương bạn phải ghi rõ họ tên của người nhận lên món đồ mà mình đốt cho người thân.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc cách thắp hương rằm tháng 7. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích về phong tục này. Thắp hương vào rằm tháng 7 đã trở thành một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu của người con đất Việt. Một mâm cúng lễ thành tâm đặt trên bàn thờ trang hoàng, đẹp đẽ với một lòng thành trân kính sẽ mang lại may mắn bình an cho mọi gia đình.
Nếu đang cần tư vấn về các mẫu bàn thờ phù hợp cho mục đích tâm linh của gia đình. Bạn có thể liên hệ trực tiếp về Kiến Trúc Gỗ Đẹp thông qua:
Tham khảo thêm về thắp hương mùng 1 và ngày rằm: