Từ xưa đến nay việc thắp hương chính là hành động tốt đẹp được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Và văn khấn bàn thờ gia tiên chính là phương tiện giúp ta thể hiện trọn vẹn được tấm lòng thành kính của mình. Dưới đây là một số thông tin đầy đủ, chi tiết nhất mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp gửi quý gia chủ!
Với mỗi Người việt thì cúng gia tiên là một trong những phong tục lâu đời, và đây là nét đẹp quý báu của dân tộc. Đây là cách để con cháu thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến người đã khuất. Với những ngày giỗ, ngày lễ thì việc cúng gia tiên là quan trọng và cần thiết. Bởi đó là hành động giúp ta thể hiện tấm lòng thành kính với người đã khuất và mong muốn bình an, hạnh phúc, công việc hanh thông may mắn.
Dưới đây, là một số trường hợp dùng văn khấn gia tiên mà bạn có thể tham khảo:
Văn khấn gia tiên hàng, hàng tuần, hàng tháng cầu mong may mắn
Văn khấn gia tiên vào ngày rằm và mồng
Văn khấn thờ cúng tổ tiên vào những ngày giỗ, ngày lễ tết (Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan, báo hiếu)
Để buổi lễ cúng được được trọn vẹn, và trang trọng thì bạn nên chuẩn bị một số vật phẩm như sau:
Bàn thờ cúng gia tiên cần chuẩn bị những gì?
Một mâm cúng đầy đủ với các lễ vật như thức ăn, đồ uống,… phù hợp với nghi lễ truyền thống của gia đình. Những lễ vật thường có trong mâm cúng đó là gà, giò, cơm, nước, hoa quả, đồ mã,...để tặng linh hồn người đã khuất. Gia chủ cần lưu ý xếp mâm cúng cho đúng đủ và cẩn thận gọn gàng.
Gia chủ cần thắp lửa châm hương, đốt nến trước khi bắt đầu đọc văn khấn. Các cốc nến thường được đặt ở 2 bên bàn thờ.
Với không gian thờ cúng thì ta cần đặc biệt chú ý cần lau, quét sạch bụi bẩn, đặc biệt là trang hoàng bàn thờ đẹp, gọn gàng hơn. Điều này không chỉ là cách thể hiện tấm lòng biết ơn với tổ tiên mà còn giúp cho không gian thờ thở nên linh thiêng và sang trọng.
Gia chủ cần chuẩn bị trước cho mình những bài văn khấn phù hợp với ý nghĩa của buổi lễ. Bởi mẫu văn khấn sẽ bao gồm cả những lời cầu nguyện, tưởng nhớ, lời tri ân đối với thế hệ ông cha và các vị thần linh mà ta tôn kính.
Người được dâng lễ thắp hương cần đứng trước bàn thờ bưng cơm, nước… sau đó bắt đầu đọc lời khấn theo từng nội dung lễ cúng.
Sau khi kết thúc buổi lễ, người đọc lễ cúng cần cần thể hiện tấm lòng cảm ơn tổ tiên qua hành động vái lạy
Dưới đây là một số bài văn khấn thường dùng mà gia chủ có thể tham khảo.
Văn cúng giỗ đầu cần phải biết
Văn khấn gia tiên cáo giỗ
Văn khấn rằm tháng 7
Ngoài việc phải chuẩn bị kĩ vật phẩm trước khi đọc văn khấn gia tiên thì bạn cần phải tránh một số lưu ý sau đây để đảm bảo sự trang nghiêm, linh thiêng trong lễ cúng.
Cần phải cúng cáo giỗ đối với những người đã mất như ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (ngày giỗ trọng). Hay còn có tên gọi là ngày tiên thường.
Trong ngày cúng cáo giỗ cần cúng Gia Tiên sau cùng, cúng Công Thần Thổ Địa trước. Cần khấn mời hương hồn Gia tiên nội ngoại về dự giỗ cùng với việc khấn mời người được giỗ.
Đối với ngày cúng giỗ, ta cần cúng người được giỗ trước, tiếp đến vong linh bên họ nội ngoại, phải sắp xếp từ bậc cao trở xuống, cuối cùng là thỉnh gia thần đến dự tiệc giỗ.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về văn khấn bàn thờ gia tiên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin hãy liên hệ với Kiến Trúc Gỗ Đẹp để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé!
Khám phá các bài viết hay khác:
Văn khấn bàn thờ gia tiên ngày mùng 1 chi tiết, hay nhất
Hướng dẫn đọc văn khấn rút chân nhang bàn thờ gia tiên 2024