Trong nền văn hóa tôn giáo Việt Nam, việc lập bàn thờ Phật tại gia đã ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, liệu mọi người đã hiểu đúng cách thờ cúng cũng như văn khấn bàn thờ Phật ngày rằm tại gia chưa? Nếu chưa, các bạn hãy cùng Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Văn khấn bàn thờ Phật ngày rằm ai cũng nên biết
Trước hết, gia chủ cần phải hiểu rõ một vài nguyên tắc cơ bản khi lập bàn thờ Phật tại gia như sau.
Vị trí đặt bàn thờ Phật là một yếu tố quan trọng trong việc thực hành tôn kính và thờ cúng tại gia đình. Thường thì bàn thờ Phật được đặt ở một nơi linh thiêng, yên tĩnh và dễ tiếp cận. Để gia đình có thể thực hiện các nghi lễ một cách dễ dàng. Đây cũng là nơi mà các thành viên trong gia đình có thể tập trung tâm hồn, cầu nguyện và tìm kiếm sự an lạc.
Gia chủ nên chọn vị trí cho bàn thờ Phật sao cho ở trung tâm của nhà, cao hơn một chút so với đầu người và gần tường để đảm bảo sự ổn định. Đối với nhà có nhiều tầng, lựa chọn tầng trệt làm nơi lập bàn thờ Phật là phù hợp nhất. Lưu ý rằng khi đã lập bàn thờ Phật, không nên thờ thêm các vị thần hoặc thánh nào khác.
Việc xác định hướng đặt bàn thờ Phật phụ thuộc vào mệnh của gia chủ:
- Gia chủ mệnh Đông tứ trạch nên chọn hướng Bắc (Khảm), Đông Nam (Tốn), Đông (Chấn) hoặc Nam (Ly).
- Gia chủ mệnh Tây tứ trạch thì nên chọn hướng Tây (Đoài), Tây Bắc (Càn), Đông Bắc (Cấn) hoặc Tây Nam (Khôn).
Tuy nhiên, cũng cần tránh các hướng không tốt khi đặt bàn thờ Phật như:
- Tránh đặt bàn thờ Phật quay mặt vào tường.
- Tránh đặt bàn thờ Phật ở những nơi gần lối đi hoặc nhà vệ sinh.
- Tránh đặt bàn thờ Phật dưới gờ tường.
Ngoài việc xem xét đến vị trí đặt và hướng đặt bàn thờ, bạn cũng cần xem xét đến mẫu thiết kế bàn thờ Phật. Dưới đây là một số mẫu bàn thờ Phật phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất trên thị trường hiện nay.
Mẫu bàn thờ Phật nhị cấp kích thước chuẩn phong thủy
Mẫu bàn thờ Phật treo tường gỗ đẹp đơn giản, tiện lợi
Trong ngày rằm, việc thực hiện văn khấn bàn thờ Phật tại gia là một cách để bày tỏ lòng thành và sùng kính đối với Đức Phật và các vị Thánh. Dưới đây là một mẫu văn khấn phổ biến cho các bạn tham khảo:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!”
Văn khấn bàn thờ Phật ngày rằm chuẩn 2024
Mục đích của việc thờ Phật tại gia là để mọi người có thể rèn luyện và tu tập theo lời dạy của Đức Phật, hướng tới sự thiện lành và làm điều đúng đắn. Quan trọng nhất là không nên thờ cúng Phật với ý định cầu nguyện hay mong muốn danh lợi. Vì đạo Phật không phải là nơi để thực hiện những yêu cầu về vật chất.
Thờ cúng gia tiên hoặc bất kỳ vị thần nào cũng cần phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. Và việc thờ cúng Phật cũng không ngoại lệ. Đồng thời, gia chủ cần tuân thủ nguyên tắc Ngũ giới đặc biệt là tránh sát sinh tại nhà. Ngoài ra, việc thực hiện ăn chay, tụng kinh, văn khấn bàn thờ Phật ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ vía Chư Phật – Bồ Tát cũng rất quan trọng.
Hằng ngày, việc duy trì sự thiện lành trong tư duy, lời nói và hành động, cùng việc tu tập thiền định, đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt, việc nhận ra những lỗi lầm và biết sám hối. Cùng với việc làm nhiều điều tốt và tránh gây ra nghiệp ác, đều là những điều cần thiết cho một Phật tử.
Khi thỉnh Phật về nhà, gia chủ cần chuẩn bị một bàn thờ Phật trang nghiêm và cẩn thận. Khi thỉnh được tượng Phật cần đi thẳng về mà không dừng lại ở bất kỳ đâu. Về đến nhà, bạn nên đặt tượng Phật lên bàn thờ ngay lập tức và tránh để tượng ở những nơi lộn xộn.
Tóm lại, việc thực hiện thờ cúng cũng như văn khấn bàn thờ Phật ngày rằm tại gia đầy đủ không chỉ là biểu hiện của sự tôn trọng mà còn là cách để sống theo lời dạy của Đức Phật trong cuộc sống hàng ngày. Hãy theo dõi ngay Kiến Trúc Gỗ Đẹp để biết thêm những kiến thức bổ ích về nội thất phong thủy và thờ cúng nhé!