Bao sái bàn thờ gia tiên là một nghi lễ quan trọng theo phong tục truyền thống của người Việt. Văn khấn bao sái ban thờ gia tiên là một phần không thể thiếu trong nghi lễ đó. Vậy ý nghĩa của bài văn khấn bao sái như thế nào hay có điều gì gia chủ cần chú ý? Các bạn cùng Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa của văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên là gì?
Bao sái bàn thờ là nghi lễ thường được tiến hành vào dịp cuối năm (từ 23 tháng chạp Âm lịch đến 30 Tết). Đây là dịp mà cháu con hướng về Tiên tổ, các Chư vị thần linh để bày tỏ lòng hiếu thuận, tôn kính và mong cầu những điều may mắn, bình an.
“Đất có thổ công, sông có hà bá” là câu thành ngữ được ông bà đúc kết từ ngày xưa. Với ý nghĩa mỗi gia đình đều có những vị Thần linh, Tiên tổ cai quản đất đai, nhà cửa. Vì vậy, khi tiến hành các nghi thức tâm linh, nhất là bao sái bàn thờ, gia chủ cần lưu ý tránh việc tự ý di dời hay làm sạch bàn thờ khi chưa khấn xin.
Cần tránh tự ý động chạm hay di chuyển đột ngột mà không xin phép trước. Vì điều này dễ bị xem là hành động mạo phạm hay làm kinh động đến các Chư vị Thần linh hay các vị Tổ Tiên đang được thờ tự, đó là điều đại kỵ.
Chú ý vệ sinh bát hương sạch sách sẽ và đúng cách
Đọc văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên được xem là thủ tục quan trọng, cần thiết. Mục đích là để báo cáo với ông bà, tổ tiên về việc sái tịnh hương án. Hành động này thể hiện sự tôn trọng, thành kính của con cháu với những người thân yêu đã mất.
Ngoài việc chú ý vệ sinh bát hương sạch sách sẽ và đúng cách, việc đọc văn khấn đúng theo phong tục là điều không thể bỏ qua để tránh mạo phạm, đắc tội với bề trên.
Văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên được coi là “cầu nối tâm linh”. Để kết nối gia chủ với Chư vị Thần linh và Tiên tổ với sự mong cầu mọi việc được thuận lợi, suôn sẻ và an yên.
Do đó, văn khấn bao sái ban thờ gia tiên là khía cạnh không thể thiếu. Giúp cho nghi lễ quan trọng này diễn ra trọn vẹn, hoàn hảo.
Những vật phẩm cần chuẩn bị khi bao sái bàn thờ gia tiên
Ngoài văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dưới đây để bày tỏ lòng thành kính:
- 1 miếng thịt luộc.
- 1 đĩa xôi.
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ.
- 3 lễ tiền vàng.
- 1 đĩa hoa trái theo mùa.
- 2 lọ hoa tươi để trang trí bàn thờ
- 1 tách nước sôi để nguội.
- 3 chén rượu nhỏ.
Nên thực hiện việc bao sái bàn thờ khi nào?
Bao sái bàn thờ là nghi lễ được thực hiện trong nhiều dịp khác nhau tùy theo tôn giáo và mong muốn của gia chủ. Thông thường nghi thức bao sái bàn thờ gia tiên được tiến hành vào những dịp quan trọng sau:
Bài viết liên quan: Bài văn khấn bao sái bàn thờ đầy đủ, chi tiết nhất năm 2025
Ở trên, Kiến Trúc Gỗ Đẹp đã cung cấp cho bạn thông tin về ý nghĩa của văn khấn bao sái ban thờ gia tiên .
Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra bài văn khấn bao sái ban thờ đầy đủ và chi tiết nhất
Trước khi vào văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên, các bạn cần chuẩn bị hoa tươi, trà, mâm ngũ quả…sắp lên bàn thờ 3 nén nhang và thành kính đọc bài khấn sau :
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng Thiên, Hậu Tổ và Chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch, thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà cô tổ và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ … (thêm họ của nhà bạn vào) tại…… (quê quán ở đâu thì ghi thêm vào)
Tín chủ con là:…………
Ngụ tại : ………………..
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp ( 30 tháng Chạp… hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên cho để sạch sẽ cho việc thờ cúng được trang trọng, tôn nghiêm ( trường hợp dọn dẹp ban thờ đầu năm) - để sạch sẽ để tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm); mong chư vị Phật Thánh, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ, các cụ gia tiên tiền tổ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.”
Trước khi tiến hành bao sái ban thờ và đọc văn khấn, gia chủ nên tịnh thân
Trước khi tiến hành bao sái ban thờ và đọc văn khấn. Gia chủ nên tịnh thân, tắm rửa sạch sẽ cùng trang phục chỉn chu.
Làm sạch bát nhang : Dùng rượu với củ gừng tươi đập dập (ngâm trong 7 ngày, 7 đêm). Có thể thay thế bằng nước ngũ vị hay nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lã.
Dùng khăn sạch thấm nước ngũ vị (rượu gừng, nước ấm) vắt kiệt rồi làm sạch từ miệng bát hương từ trên trở xuống.
Sau khi đã bao sái và cố định vị trí bát nhang, gia chủ nên tránh động chạm và làm xê dịch bát nhang.
Bỏ bớt tro bát hương, không nên thay toàn bộ mà nên giữ lại 1/3 thổ vị (cát, tro bên trong bát hương).
Gia chủ nên giữ lại ít nhất 3 chân nhang của năm cũ.
Con gái trong năm vừa mới lấy chồng không được bao sái bát hương của cha mẹ đẻ.
Con trai vừa mới cưới vợ chưa đầy năm tránh bao sái bát hương của cha mẹ vợ.
Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện mới có ý nghĩa tránh việc để người ăn kẻ ở làm.
Khi đọc văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên cần thực hiện nghiêm túc. Tránh ngồi xổm để tránh việc mạo phạm đến bề trên.
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Kiến Trúc Gỗ Đẹp các bạn không chỉ có thêm kiến thức về văn khấn bao sái ban thờ gia tiên chi tiết nhất. Và càng thêm yêu và tự hào hơn một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc. Đừng bỏ lỡ bất cứ bài viết nào của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích nhé.