HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 - - Tư Vấn - - 0961 929 395 Thiên Mỹ - - 0925 969 888 Thanh Thảo - - 0926 515 666 Thái Nguyệt - - 0901 029 666 Nguyễn Hùng - - 0908 193 000 Thanh Thanh - - 0977 21 25 23 Đào Thương - - 0988376654 Nguyễn Phương - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Ngày - 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - HN . - 160 Ngõ 156 Tam Trinh - Hoàng Mai - HN - 518 Cộng Hòa - P13 - Q Tân Bình - TPHCM . - HOTLINE 024 6686 7776 - MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán được nhiều người sử dụng nhất

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 01/05/2022 - 0 bình luận

Văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán cũng được sử dụng phổ biến khi chuyển đến nhà mới. Hy vọng nội dung bài viết của Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ giúp các bạn tìm được các bài văn khấn phù hợp. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên giúp bạn có được những thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. 

Những điều cần biết về văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán

Những điều cần biết về văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán

Những điều nên biết trong văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán 

Lễ Nhập Trạch là một nghi lễ quan trọng theo phong tục của người dân Việt Nam. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền thống như:

  • Chọn ngày giờ tốt để dọn đến ở tại nhà mới.

  • Đồ đạc phải do những thành viên trong gia đình tự tay dọn và chuyển mang từ nhà cũ đến nhà mới.

  • Bài vị cúng các vị Gia Thần, tổ tiên phải do gia chủ tự tay đưa đến nhà mới. Còn những người khác thì mang các vật dụng đem lại may mắn cho gia đình tới nhà mới. 

  • Thời gian chuyển nhà thích hợp nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc vào lúc mặt trời mới lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối muộn.

  • Lưu ý không để người cầm tinh con Hổ được động tay vào việc dọn nhà. Bởi hổ là loài động vật hung dữ, đem lại điềm xấu cho gia đình. 

  • Người đang có thai tốt nhất không nên tham gia dọn nhà. Trong trường hợp quá cấp bách phải chuyển nhà ngay, nên mua một cái chổi mới tinh để đích thân người ấy quét qua đồ đạc một lượt rồi mới chuyển đồ. Có như thế mới không phạm tội với “Thần thai”. Theo quan niệm, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cùng sức khỏe cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến với gia đình và quan trọng hơn cả là gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận.

Bật mí: Các mẫu bàn thờ gia tiên có thiết kế độc đáo, hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Chuẩn bị mâm lễ và văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán

Mâm lễ ngày nhập trạch được bày biện một rất cách trang trọng và chu đáo để đặt trên bàn thờ gia tiên bao gồm: Trầu cau, hương (nhang), hoa (mua số bông lẻ), tiền giấy vàng mã, các loại quả theo mùa, các loại bánh kẹo và mâm đồ ăn mặn: rượu, nước, thịt, xôi, gà…

Khi vào nhà mới, đầu tiên, bạn nên mang cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng tại nhà cũ, sau đó là bếp, có thể là bếp ga, bếp dầu nhưng không nên mang bếp điện vì bếp điện thường chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không mang may mắn. Hãy mang theo chổi quét nhà, gạo, nước… các lễ vật để cúng Thần linh trước để xin phép các Thần linh cho gia đình được rước vong linh của gia tiên về nơi ở mới.

Chuẩn bị mâm lễ và văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán

Chuẩn bị mâm lễ và văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán

Lễ vật được để lên bàn hay mâm và được kê theo hướng đẹp gia chủ đã chọn từ trước đó. Gia chủ phải tự tay thắp hương và khấn lễ Thần linh xin phép nhập trạch vào nhà mới. Tiếp sau đó gia chủ sẽ tiến hành châm lửa cho bếp và đun nước sôi. Đun nước với mục đích là khai lửa, pha trà, nước dâng lên các vị Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách thì có thể dùng nước đó mời các quan khách. 

Nếu chỉ nhập trạch để lấy được ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ lại ở đây một đêm. Sau khi làm lễ khấn Thần linh xong, gia chủ có thể cáo yết gia tiên rồi mới tiến hành dọn dẹp đồ đạc đã mang tới. Sau khi đã hoàn tất việc dọn dẹp, để cầu bình yên, cả gia đình phải tổ chức lễ cảm tạ các vị Thần Phật, Thánh thần các phương và Tổ tiên…Sau khi tiến hành làm lễ thì gia chủ có thể mời khách đến dự bữa tiệc nhỏ cùng gia đình.

Gợi ý: Các thiết kế bàn thờ đứng chung cư nhỏ gọn, sang trọng giúp tối ưu không gian thờ cúng.

Văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán được sử dụng nhiều nhất 

Văn khấn Thần linh

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

– Con xin lạy kính chín phương Trời, Chư Phật mười phương cùng mười Phương Chư Phật

– Con xin được kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ cùng các chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ đang có nhiệm vụ cai quản trong khu vực này.

Con tên là:……………………………………….

Đại diện cho gia đình con gồm các thành viên: 

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. là ngày lành tháng tốt tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ xin cúi dâng lên trước án. Trước bản tọa của chư vị Tôn thần gia đình con kính cẩn tấu trình rằng:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh .

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con đã hoàn tất mọi công trình và tiến hành làm lễ tân gia, đã chọn được ngày lành tháng tốt để dọn đến cư ngụ, phần sài đã nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin các chư vị minh Thần cho gia đình con được nhập vào nhà mới có địa chỉ tại:………………………………. và được lập bát nhang thờ các chư vị Tôn thần. Thêm vào đó,chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên về ở nơi đây để thờ phụng. Chúng con cầu xin các chư vị minh Thần gia ân tác phúc lộc, độ cho đại gia đình chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, thịnh vượng tài lộc dồi dào, vạn sự được như ý và vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ đang có mặt trong nhà này, trên mảnh đất này xin cùng về đây thụ hưởng cùng các vị Tôn thần và mong muốn luôn phù hộ cho tín chủ cùng gia quyến có sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin trước án kính lễ mong được như ý ạ. 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Đọc văn khấn lễ nhập trạch phải thể hiện sự tôn kính với về trên

Đọc văn khấn lễ nhập trạch phải thể hiện sự tôn kính với về trên

Văn khấn các Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin được kính lạy hai bên Tiên nội ngoại họ………………………

Gia đình chúng con vừa xây cất nhà và dọn đến đây địa chỉ:…………..

Chúng con thành tâm sắm sửa lễ, một ít quả cau lá trầu, hương hoa trà bánh, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ của Tổ tiên. Nhờ hồng phúc mà ông bà tổ tiên mang đến, chúng con mới có thể tạo lập được ngôi nhà mới như ngày hôm nay. Nhân nay chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ mong ông bà tổ tiên cùng về đây thửa hưởng. 

Cúi xin các cụ cùng ông bà hai bên cùng chư vị Hương linh ……………….. thương xót cho con cháu, chứng giám tấm lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho cho cháu con, lộc tài vượng tiến, gia đạo luôn hưng long, gia đình được bình an và mạnh khoẻ.

Chúng con có ít lễ bạc tâm thành, cúi xin trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho gia đình bạn. Trên đây là những chia sẻ về văn khấn lễ nhập trạch bằng âm hán. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa. 

Mời quý bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan: 

Bài văn khấn lễ nhập trạch nhà thuê đầy đủ và chính xác nhất

Giải đáp thắc mắc: Lễ nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Top
icon icon icon