Chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 như thế nào để hợp với phong thủy là câu hỏi của rất nhiều người. Tùy vào thiết kế trong nhà mà sẽ có những cách đặt bàn thờ khác nhau.Trong bài viết này, Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ bật mí giải pháp cho vấn đề chọn vị trí để bàn thờ mà nhiều người đang rất quan tâm.
Nhà cấp 4 là kiến trúc cũ từ xưa, là ngôi nhà được xây không quá 1000m2 và thường chỉ có 1 tầng. Thời xưa, đa số các gia đình Việt đều xây nhà theo kiểu này vì nó tốn ít chi phí và kết cấu chắc bền.
Muốn đặt phòng thờ trong không gian nhà cấp 4, có thể tham khảo các cách sau:
Vì nhà cấp 4 chỉ có một tầng và các phòng được sắp xếp cạnh nhau nên gia chủ cần chọn lựa kỹ lưỡng nơi đặt bàn thờ. Bàn thờ là chốn linh thiêng nên phải được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà
Đối với kiểu nhà cấp 4 thì phòng khách sẽ là lựa chọn hàng đầu. Để không gian bàn thờ được yên tĩnh và tách biệt hơn, gia chủ có thể kết hợp với vách ngăn.
Sự kết hợp bàn thờ với vách ngăn CNC sẽ giúp không gian phòng khách trông thông thoáng và rộng hơn. Hơn nữa còn đảm bảo sự yên tĩnh, thanh tịnh và tránh để những vật khác làm ảnh hưởng tới không gian thờ. Bên cạnh đó, sắp xếp vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 như vậy sẽ đảm bảo tổng thể mỹ quan cho không gian nội thất phòng khách.
Những Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Cấp 4 Hợp Phong Thủy
Nếu không sử dụng vách ngăn, gia chủ nên chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 hướng ra cửa chính, không đặt quá gần cửa và tránh các thiết bị âm thanh như loa đài, tivi,..
Nếu nhà có thiết kế phòng khách liền kề với bếp thì cần lưu ý, không đặt bàn thờ đối diện hoặc phía sau bếp vì sẽ gây ra sát khí, ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
Chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 như thế nào cho phù hợp thì cần xác định nhiều yếu tố như diện tích nhà, hướng nhà, chi phí,...
Trong trường hợp nhà cấp 4 không có diện tích lớn hoặc không đủ phòng mà vẫn muốn tạo phòng riêng cho bàn thờ thì cách tối ưu nhất là tạo một phòng thờ nhỏ nằm trong phòng khách. Các kiến trúc sư sẽ tạo một khoảng trống vừa đủ thụt vào trong phòng khách để đặt bàn thờ.
Thiết kế này vừa tiết kiệm diện tích, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được sự linh thiêng cho không gian thờ cúng. Chỉ cần bổ sung thêm rèm che để ngăn cách với phòng khách thì gia đình đã có một không gian thờ riêng biệt.
Nếu gia đình có đủ điều kiện cũng như diện tích nhà rộng thì có thể để vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 là ở một phòng riêng. Khi đó, phòng thờ nên nằm cạnh phòng khách.
Vì vị trí đó sẽ đảm bảo được tính trang trọng cũng như sự yên tĩnh cho bàn thờ. Không những thế, phòng thờ sát phòng khách còn thuận lợi cho việc dâng hương, cúng bái của gia đình.
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chọn kích thước và hướng cho bàn thờ, phòng thờ chuẩn phong thủy
Để bố trí bàn thờ phù hợp với không gian cần chú ý đến kích thước và kiểu dáng bàn thờ để không gian thờ được hài hòa. Tham khảo 1 số mẫu bàn thờ phù hợp với kiến trúc nhà cấp 4 sau:
Những Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Cấp 4 Hợp Phong Thủy
Bàn thờ đứng là dạng bàn thờ gỗ có cấu tạo cơ bản gồm mặt bàn thờ và 4 chân trụ. Thường mẫu bàn thờ này sẽ có độ cao là 127 cm và thiết kế theo dạng hình chữ nhật.
Chất liệu được sử dụng phổ biến để làm bàn thờ là gỗ Sồi, gỗ Tân Bì, gỗ Mít, gỗ Gõ, gỗ Hương, gỗ Gụ,... Trong đó, gỗ Mít là chất liệu được dùng nhiều nhất vì nó có độ bền cao, dễ tạo hình, không bị cong vênh, màu sắc tự nhiên và giá thành tầm trung. Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 nên được đặt bằng bàn thờ đứng bởi nó có nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Với thiết kế hình chữ nhật nên bàn thờ đứng có vẻ ngoài rất vững chắc. Bàn thờ đứng có kích thước đa dạng phù hợp mọi nhu cầu: 89cm x 61cm x 127cm, 107cm x 61cm x 127cm, 127cm x 61cm x 127cm, 153cm x 69cm x 127cm, 197cm x 81cm x 127cm, 217cm x 107cm x 127cm (chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
Đây là thiết kế bàn thờ đứng được rất nhiều người yêu thích vì nó có độ cao phù hợp với vóc dáng của người Việt. Điều đó rất thuận tiện cho việc dâng hương, dâng lễ, đặt mâm cỗ thuận tiện hơn.
Hơn nữa, thiết kế của bàn thờ đứng rất dễ kết hợp với các không gian nên đây sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho những gia đình ở nhà cấp 4.
Án Gian Thờ có thiết kế rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Được tạo nên bởi những hoa văn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, án gian thờ là nét đặc trưng cho tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
Vì mang nét truyền thống sâu sắc nên bàn thờ án gian sẽ rất phù hợp với những căn nhà cấp 4. Tuy nhiên, đây là loại bàn thờ có kích thước lớn nên sẽ phù hợp hơn những ngôi nhà cấp 4 lớn và rộng.
Vừa mang vẻ đẹp kết tinh truyền thống, vừa mang hình thế linh thiêng, án gian thờ sẽ tạo sự tôn nghiêm và là điểm nhìn vận khí cho ngôi nhà.
Về kích thước, với diện tích bề mặt rộng, bàn thờ án gian có thể bày biện được nhiều đồ thờ. Tùy vào điều kiện cũng như vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4, gia chủ cũng có thể điều chỉnh kích thước theo ý muốn, sao cho phù hợp nhất với không gian và phong thủy.
Những Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Cấp 4 Hợp Phong Thủy
Ngoài các phương pháp bố trí bàn thờ như được nêu ở trên, không gian diện tích thì gia chủ cần xem xét tới yếu tố phong thủy trong bố trí phòng thờ. Hơn thế nữa, vì đây là không gian tâm linh kết nối giữa người đã khuất với người trần mắt thịt.
Theo phong thủy, nếu chúng ta bố trí sai cách sẽ dẫn tới những hậu họa xấu về sau. Điều mà đối với những gia đình sở hữu nhà cấp 4, các không gian được bố trí liền nhau, nên khá khó trong việc xác định phong thủy. Dưới đây là những điều quan trong gia chủ cần chú ý:
Tuyệt đối không đặt bàn thờ dưới ở dầm, xà ngang, hay đối diện với nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh,...
Không được đặt phòng thờ phía sau phòng ngủ.
Không được đặt bàn thờ sát tường hoặc đối diện với cửa sổ lớn.
Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 là: Vị trí “Tọa cát hướng cát”, không được đặt hướng Ngũ Quỷ (Tức là tránh đặt bàn thờ ở các hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam; hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây). Và tuyệt đối không đặt ngược hướng với nhà cấp 4.
Không gian phòng thờ tuy chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ trong căn nhà, nhưng nó không thể thiếu và tùy tiện để bố trí trong nhà, bởi nó còn liên quan mật thiết tới yếu tố phong thủy
Xem thêm: Gợi ý các mẫu bàn thờ chung cư cao cấp, đúng chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc cho gia đình
Để bày trí bàn thờ đúng chuẩn phong thủy, tránh phạm tâm linh, nên nắm chắc các nguyên tắc sau:
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, gia chủ có thể bày trí mặt bàn thờ theo những cách khác nhau. Nhưng vẫn cần phải tuân theo những quy tắc chung trong bài trí bàn thờ gia tiên:
Vật phẩm không thể thiếu khi trưng bày bàn thờ gia tiên là bát hương. Chất liệu của bát hương có thể làm bằng đồng hay sứ và được đặt trước bài vị tổ tiên, tượng thần phật.
Bát hương không được để đầy tro. Gia chủ nên thường xuyên rút bớt chân hương để bát hương gọn gàng. Khi thắp hương thì chỉ thắp số lẻ là 1 hoặc 3 que.
Gia đình chỉ nên cúng lễ hương hoa, trà quả,… thành tâm, không nên bày vẽ quá nhiều vì bàn thờ là nơi thanh tịnh, tránh để những đồ có mùi nồng hoặc màu đen cháy. Những ngày lễ tết nếu cúng cỗ mặn thì nên đặt mâm cỗ phía trước và thấp hơn bàn thờ.
Bên cạnh đó, gia chủ có thể bày trí các vật phẩm: lọ hoa, đôi nến, đèn thờ, khung ảnh,…. Nếu có điều kiện hơn nữa thì vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 ở 2 bên bàn thờ có thể treo thêm hoành phi câu đối và cặp lục bình. Thực phẩm thờ cúng nên tránh đồ tươi sống, nên dùng đồ chay, hoa quả, bánh kẹo và với số lượng là số lẻ.
Những Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Cấp 4 Hợp Phong Thủy
Khám thờ, ngai thờ
Khám thờ là đồ thờ truyền thống, thường được làm từ gỗ. Vật này có thiết kế cầu kỳ cả về hình khối lẫn hoa văn. Cấu tạo có phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị hoặc bài vị tổ tiên. Theo phong thủy, khám thờ nên được đặt ở trong cùng, sát tường. Khám thờ được đặc biệt sử dụng cho bàn thờ họ, bàn thờ thờ gia phả lâu đời.
Ngai thờ (hay còn được gọi ỷ thờ) là một vật thay thế cho khám thờ, có thiết kế đơn giản hơn. Đây là loại được sử dụng phổ biến cho bàn thờ gia tiên tại gia đình. Vị trí nên đặt của ngai thờ cũng tương tự như khám thờ, phải được để ở giữa bàn thờ và đặt sát với tường.
Khung ảnh thờ
Khung ảnh thờ nên đặt tại 2 bên ngai thờ theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Tức là hình của đàn ông sẽ được đặt ở phía bên trái và người phụ nữ ở phía bên phải.
Đèn thái cực
Đây là vật thường được đặt ở giữa bàn thờ. Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 thì đèn thái cực phải có độ sáng vừa đủ, mang sắc đỏ hoặc vàng nhạt. Khi đặt trên bàn thờ sẽ tạo nên ánh sáng trầm ấm rất đẹp.
Cho đến hiện nay, người ta thường sử dụng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo an toàn cũng như có thể để đèn hoạt động được 24/24.
Bộ đỉnh hương
Bộ đỉnh hương hay đỉnh đồng là vật không nhất thiết phải có trên bàn thờ. Bộ đỉnh này được đặt ở phần chính giữa bàn thờ, trước đèn thái cực. Có tác dụng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng và linh thiêng.
Bộ đỉnh hương sẽ gồm 3 phần: lư đồng ở trung tâm, 2 nến đồng hoặc hai con hạc hai bên.
Bình hoa và mâm quả
Đây là những đồ thờ cúng thiết yếu trên bàn thờ nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 sao cho đúng. Bình hoa và mâm quả sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc: bình hoa đặt ở bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ.
Với hoa, ngày thường gia chủ có thể sử dụng linh động hoa giả hoặc hoa tươi. Nhưng trong ngày lễ, tết thì chỉ được dùng hoa tươi. Những loại hoa được sử dụng phổ biến để bày trên bàn thờ là hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn,…
Hoa quả sử dụng phải là quả tươi, chín, mới như chuối, bưởi, lê, … Nên tránh thắp hương những loại quả mọc sát đất, quả có gai sắc nhọn hoặc quả có mùi nồng, đắng, bị méo mó vì như vậy được cho là thể hiện sự bất kính với thần linh và tổ tiên.
Những Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Cấp 4 Hợp Phong Thủy
Khi bày trí bàn thờ, không nhất thiết phải đầy đủ toàn bộ các vật phẩm trên nhưng phải đủ những đồ cần thiết. Dựa vào điều kiện và vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4, bạn có thể chọn lựa thêm để trang trí cho bàn thờ của gia đình.
Bên cạnh những điều lưu ý về hướng và vị trí đặt bàn thờ, gia chủ cũng nên tránh một số điều sau:
- Tránh đặt bàn thờ gần phòng bếp, nhà vệ sinh
- Không nên đặt bàn thờ ngược hướng với hướng nhà
- Đặt bàn thờ dưới xà ngang
- Không đặt bàn thờ sát tường
- Cần tránh đặt ở những nơi ồn ào, nhiều người đi
Kiến Trúc Gỗ Đẹp là địa chỉ cung cấp đồ thờ cúng uy tín được nhiều người tin tưởng và đánh giá tốt. Với nhiều năm trong lĩnh vực này, Kiến Trúc Gỗ Đẹp đã tạo dựng được hệ thống cơ sở bán hàng trên khắp cả nước.
Không chỉ nổi tiếng với mẫu mã bàn thờ đa dạng, hiện đại, luôn bắt kịp xu hướng mà Kiến Trúc Gỗ Đẹp còn được đánh giá cao bởi chất lượng của sản phẩm luôn đứng top đầu. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng tư vấn từ a-z, từ vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 đến các loại bàn thờ khác nhau. Chúng tôi luôn sáng tạo để thiết kế ra nhiều kiểu dáng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhân viên Kiến Trúc Gỗ Đẹp luôn dành hết tâm huyết mà cũng như trí tuệ để tạo nên những mẫu bàn thờ đi đầu xu hướng và có tính ứng dụng cao. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và làm hài lòng khách hàng luôn là phương châm của chúng tôi.
Chúng tôi luôn cố gắng cải tiến và phát triển không chỉ về sản phẩm mà còn về dịch vụ. Để khách hàng được trải nghiệm dịch vụ tốt và chuyên nghiệp, nhân viên của chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe những ý kiến đóng góp và trau dồi kiến thức, kỹ năng hằng ngày.
Kiến Trúc Gỗ Đẹp luôn sẵn sàng tư vấn và lắng nghe ý kiến của bạn.
- Thông tin của Kiến Trúc Gỗ Đẹp:
Hotline: 024 6686 7776
- Cơ sở 1: Số 47 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội.
- Cơ sở 2: Số 160 Sở Thượng - Hoàng Mai - Hà Nội.
Hotline: 024 6686 9395
- Cơ sở 1: 518 Cộng Hòa - Phường 13 - Quận Tân Bình - TPHCM.
- Cơ sở 2: Ngã Tư Võ Văn Kiệt giao với An Dương Vương - TPHCM.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Kiến Trúc Gỗ Đẹp về vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4, bạn đã có thêm kinh nghiệm để có cách đặt bàn thờ sao cho vừa đảm bảo yếu tố tâm linh vừa đem đế sự sang trọng, linh thiêng cho không gian thờ cúng thờ cúng của gia đình. Đừng quên truy cập trang web của chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích nữa nhé!