HOTLINE: Hà Nội 024 6686 7776 - HCM 024 6686 9395 -0901 029 666 - 0931 737 999 - 0931 738 999 - Làm Việc 8h đến 22h Tất Cả Các Giao Hàng Trên Toàn Quốc- MÃ SỐ THUẾ : 0109296556.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ và các lưu ý khi chăm sóc

Kiến Trúc Gỗ Đẹp - 22/09/2024 - 0 bình luận

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ và lưu ý khi chăm sóc là chủ đề nhiều gia chủ thắc mắc khi mua cây cảnh. Bởi việc chọn cây cảnh sao cho hợp mệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mỗi gia đình. Hãy cùng chuyên gia phong thủy Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Cây hoa sứ - thông tin chung

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của loài cây hoa sứ, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm, đặc trưng của hoa sứ 

Nguồn gốc và tên gọi

Tại Việt Nam, hoa sứ là loại chậu cảnh được trồng khá phổ biến trong các gia đình. Hoa sứ còn có những tên gọi khác như sứ Ấn Độ, hoa đại hay đại lá tù,... Đây là giống cây có nguồn gốc từ những vùng khí hậu nhiệt đới, trải từ Đông Nam Phi sang các nước Ả Rập, Nam Á. Một số nguồn cho rằng xuất xứ cây từ vùng Venezuela, Mexico và Trung Mỹ.

Cây hoa sứ có tên khoa học là Plumeria rubra, thuộc họ trúc đào (tên khoa học Apocynaceae). Với cây hoa sứ trồng chậu có tên gọi khác là Adenium Obesum Balt, người Việt Nam thường gọi là cây sứ Thái vì được du nhập chủ yếu từ Thái Lan trong những năm gần đây.

Hoa sứ còn được dân gian gọi là hoa chi đại vì chúng thường xuất hiện nhiều nhất tị những ngôi chùa, miếu, đền, được xem là loài hoa gắn liền với tâm linh. Khi tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ, tên gọi hoa sứ được dùng phổ biến nhất vì cánh hoa có màu trắng như sứ.

Vẻ đẹp của cây hoa sứ trong vườn nhà

Vẻ đẹp của cây hoa sứ trong vườn nhà

Đặc điểm sinh thái

Thân: Cây hoa sứ có thân gỗ, tròn và mọng nước, phân chia thành nhiều cành, nhánh, vỏ cây màu trắng xám và có nhựa mủ cây.

Lá cây: Lá hình bầu dục, màu xanh xám hoặc xanh bóng, mặt trên nhẵn còn mặt lá dưới có lớp lông mịn và gân màu trắng nổi chia rõ thành nhiều phiến lá. Trên toàn cây hoa sứ lá thường mọc tập trung thành vòng ở đầu cành, khi rụng tạo ra vết sẹo lớn.

Hoa:  Mọc thành chùm dài, chung cuống dài từ 30 -50cm. Hoa sứ nở quanh năm và có hương thơm nồng nàn đặc trưng.

Quả: Cây hoa sứ khó kết trái và thường không có quả. Nếu mọc thì quả sẽ choãi thằng hàng và bên trong chứ hạt có cánh.

Điểm đặc trưng của hoa sứ

Ngoài những đặc trưng chung của cây, bông hoa cũng có những cấu tạo riêng biệt góp phần tạo nên ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ:

  • Cánh hoa gốc có 5 cánh xòe to, sau được lai tạo nhiều nên thành bông có 4 cánh hoặc 6, 7, 8 cánh. Hiện nay có giống Tam Cung Lục Viện và Sao Mai nổi bật nhất trong giống hoa sứ 6 cánh đẹp và nhiều ý nghĩa. Cánh hoa dày, mập, hình tròn hoặc bầu nhọn ở đầu. Các cánh hoa mọc đan xếp khít nhau hoặc cánh rời có xẻ răng cưa, cánh quăn dúm.

  • Họng hoa: Thường hình tròn đặt ở ống phễu hoa, ngay dưới cánh hoa, chỗ cánh hoa chụm lại tụ thành một khối. Hoa sứ thắng thường họng có màu xanh, vàng; còn hoa sứ đỏ họng vàng và đỏ; hoa tím có họng hoa tím.

  • Nhụy hoa: Hoa sứ có nhụy là cơ quan sinh sản hữu tính (nhụy đực và nhụy cái). Trong ống hóa chứa 5 cong nhụy hoa mọc dài ra phía bên ngoài. Độ dài ngắn của nhụy hoa phụ thuộc vào từng giống hoa khác nhau.

Điều kiện phát triển

Khi tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ, việc tìm hiểu về điều kiện sống và phát triển của cây cũng rất quan trọng. Cây hoa sứ ưa vùng có thời tiết hanh khô, khí hậu nắng nóng, không ưa lạnh hay trời ẩm ướt. Bởi vậy ở những vùng miền phía Nam nước ta, việc trồng hoa sứ phổ biến hơn.

Cây hoa sứ trồng từ hạt có thể ra hoa sau khoảng 8 tháng đến 1 năm chăm sóc. Hoa mọc thành chùm tập trung ở đỉnh ngọn cây. Trong một chùm hoa, hoa lớn hoa nhỏ lần lượt nở, mỗi lần khoảng 8-10 ngày mới tàn nên rất lâu hoa sứ mới nở hết chùm hoa.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, cây phát triển tương đối nhanh, hơn nữa cũng có khả năng chịu hạn cao. Vì thế cây hoa sứ được đánh giá là loại cây có giá trị lớn, là thú chơi của những người yêu thích cây cảnh và có điều kiện kinh tế tốt.

Tham khảo: [99+] Mẫu bàn thờ thần tài được thiết kế độc đáo, hiện đại được ưa chuộng nhất khu vực Hà Nội

Công dụng của cây hoa sứ

Hoa sứ  không chỉ là loài cây cảnh đươc nhiều người ưa chuộng mà hoa sứ còn mang ý nghĩa phong thủy và có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, cùng Kiến Trúc Gỗ Đẹp tìm hiều ngay sau đây:

Tác dụng về mặt khoa học

Chưa kể đến ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ thì loài hoa này cũng có rất nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Hầu hết các bộ phận của cây từ rễ, vỏ cây, hoa,lá đều có công dụng làm thuốc. Cây hoa sứ dùng làm thuốc trị một số bệnh như bong gân, cao huyết áp, mụn nhọt, đau nhức răng,... Đặc biệt là trong Đông y hoa sứ là bài thuốc tốt để thanh nhiệt, hạ huyết áp rất tốt.

Hoa sứ còn có thể đem làm hương liệu hoặc ướp trà, làm thành thức uống mà dân gian sử dụng từ thời xưa. Ngoài ra vì cây phát triển nhanh và cho hoa thơm, tán lá tốt nên cây hoa sứ được trồng nhiều ở công viên, trường học, dải phân cách tạo cảnh quan thiên nhiên cho đô thị. Thậm chí hoa sứ được thấy nhiều hơn hẳn ở chùa, miếu, đình đền, góp phần tăng sự trang nghiêm cho không gian.

Hoa sứ có nhiều ý nghĩa phong thủy

Hoa sứ có nhiều ý nghĩa phong thủy

Ý nghĩa trong phong thủy

Với xuất xứ từ nhiều vùng miền khác nhau, ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ cũng mang đặc trưng riêng, nhưng chủ yếu đều mang sự tốt lành. Với người Mexico, câu hoa sứ mang ý nghĩa khai sinh ra các vị thần. Hơn nữa còn mang ý nghĩa tâm linh, khi hoa nở là báo hiệu cho sự sinh sôi, sức sống mới nảy nở.

Với văn hóa Hawaii, hoa sứ lại là biểu tượng của sự tích cực. Còn trong Phật giáo, cây hoa sứ chứa đựng ý nghĩa cao, mang triết lý nhân sinh và sự tốt lành của cuộc sống.

Theo quan niệm phong thủy, cây hoa sứ là biểu tượng của sự tinh khiết, trong trắng, trao đi yêu thương và tình cảm. Bởi thế hoa sứ sẽ mang đến nhiều đức phúc cho gia chủ, giúp công việc thuận lợi, cuộc sống bình an. 

Vào dịp Tết, nhiều gia đình Việt Nam hay đầu tư chậu hoa sứ trưng trong nhà để mang sự tốt lành đến với gia đình và cầu mong năm mới được may mắn. Cây sứ nở càng nhiều hoa càng mang đến nhiều phúc lộc cho gia chủ.

Bên cạnh đó, một số giống hoa sứ to có thể dùng làm cây Bonsai, uốn rễ tạo cành thành “cực phẩm” cây cảnh nhiều người săn đón. Điều này vừa mang ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ vừa tạo dấu ấn riêng của chủ nhân, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp và con mắt nghệ thuật. Tạo được thế cây đẹp và khéo có thể mang thêm nhiều ý nghĩa tích cực như sự trường thọ.

Lưu ý trước khi tìm hiểu trồng hoa sứ

Trồng hoa sứ trong nhà - nên hay không?

Với rất nhiều công dụng từ vật chất đến tinh thần, cũng như ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ, việc trồng hoa sứ trong nhà hoàn toàn là điều tốt. Cây hoa sứ vừa thể hiện mong muốn của gia chủ về cuộc sống tốt đẹp, an lành. 

Cây hoa sứ cảnh cũng góp phần tô điểm cho không gian nhà cửa sáng sủa, rực rỡ hơn. Việc trồng cây trước nhà còn giúp tăng cảm giác ấm áp, an lành cho gia chủ.

Người mệnh nào nên trồng hoa sứ?

Cây hoa sứ tính thủy nên hợp với người mang mệnh Thủy và mệnh Kim nhất (Thủy sinh Kim). Tuy nhiên người mệnh Kim nên chọn hoa có màu nhạt, sắc nhẹ nhàng pha trắng và tránh hoa sứ màu vàng.

Còn với người mệnh Thổ hợp với dòng hoa sứ màu vàng nhạt, hồng và đỏ nhạt. Đây là những màu khá phổ biến của cây hoa sứ mà người mệnh Thủy hợp và lựa chọn, đặc biệt mà màu vàng nhạt. Tuy trong ngũ hành mệnh Thủy và mệnh thổ tương khắc, nhưng Thổ hút nước từ Thủy nên hoàn toàn có thể chọn cây hoa sứ làm cây cảnh trong nhà.

Còn với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa được chuyên gia nhận xét không hợp chơi hoa sứ. Bởi người mệnh Mộc hợp màu tối như xanh biển đậm, đen hay xám. Nếu gia chủ yêu thích và vẫn muốn trồng hoa sứ trong nhà thì hãy chọn cây có hoa màu tím.

Cây hoa sứ có vẻ đẹp rực rỡ khi nở hoa

Cây hoa sứ có vẻ đẹp rực rỡ khi nở hoa

Chọn vị trí đặt cây

Dù đặt cây trước nhà, gia chủ cũng chú ý trồng cây ngay giữa lối vào nhà mà nên chếch sang một bên để tăng ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ. Hạn chế đặt cây hướng ở phía Tây hoặc Tây Nam vì yếu tố “mộc” của hướng này yếu.

Cây hoa sứ đa dạng về kiểu dáng, màu sắc nên gia chủ có thể linh động để chọn được vị trí đặt cây phù hợp nhất. Với những chậu hoa nhỏ thì nên đặt ở phòng khách hoặc bàn ăn, bệ cửa sổ,... Những cây bonsai to thì gia chủ nên chọn nơi thoáng đãng như sân vườn, trước hiên nhà, hành lang,... giúp làm tăng vẻ đẹp cho không gian nhà ở.

Để cây phát triển tốt, phải chọn vị trí có nhiều ánh nắng tự nhiên để cây không bị héo. Cây hoa sứ thích hợp với khu nhà có nhiều diện tích lớn và nhiều không gian để ohats triển được tối đa. Ngoài ra, cần lưu ý vì nhựa cây khá độc nên phải cách xa khỏi khu vực có trẻ nhỏ.

Khi chọn cây trong nhà cũng cần tìm hiểu để có sự ăn khớp với nội thất và thiết kế căn nhà. Thường thì cây hoa sứ đẹp nhất khi đặt trong không gian thiết kế hiện đại, sang trọng mà vẫn có sự trang nhã, nhẹ nhàng.

Trên đây là những thông tin về ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ. Việc chọn cây cảnh trong nhà có ý nghĩa lớn về cả mặt nghệ thuật và phong thủy, gia chủ hãy tham khảo để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Để cập thêm nhiều thông tin hữu ích, truy cập website Kiến Trúc Gỗ Đẹp.

Top
icon icon icon