Theo như dân gian thì khi các gia đình chuyển tới nhà mới sẽ sắm vàng mã cúng nhập trạch. Việc này để báo cáo với các vị thổ địa, thần linh việc mình sẽ tới ở nhà này và mong cho cuộc sống gia đình được thuận lợi, bình an.
Tổng hợp: [100+] mẫu Sập Thờ Tứ Linh sang trọng, linh thiêng chuẩn phong thủy không nên bỏ lỡ.
Theo cách ghép từ Hán Việt thì “nhập” là vào, “trạch” nghĩa là nhà, nên lễ nhập trạch là ngày gia đình dọn vào nhà mới. Người xưa cho rằng việc sắm vàng mã cúng nhập trạch như một cách thức đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh, thổ địa đang cai giữ mảnh đất, căn nhà. Nghi lễ cúng nhập trạch là lễ cúng cổ truyền đã được người Việt xem trọng bao đời nay, cho đến hiện tại các gia đình vẫn duy trì khi lên nhà mới.
Theo quan niệm xưa thì mỗi vùng đất đều có một vị thần thổ địa cai quản riêng. Người ta vẫn hay nói đất có thổ công, nên khi muốn chuyển đi hay tới một chỗ nào đó đều cần thông báo với thần linh. Một gia đình khi mới dọn về nhà mới xây hoặc ngôi nhà mới mua thì phải lưu ý sắm sửa vật lễ và vàng mã cúng nhập trạch. Việc này sẽ giúp gia chủ báo lên trên với thần linh và thổ địa ngự ở khu đất của gia đình, xin phép để gia đình được ở tại đây.
Ngoài việc báo cáo về sự hiện diện, nghi lễ này cũng là một cách cho gia chủ bày tỏ lòng thành, tôn kính với bề trên và mong muốn được phù hộ cho cuộc sống thuận lợi. Đồng thời nếu bạn muốn chuyển bàn thờ tổ tiên, ông bà, thần Phật,... từ nhà cũ về nhà mới cũng được phù hộ độ trì cho mọi việc suôn sẻ.
Lễ vật và vàng mã cúng nhập trạch không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị đủ những đồ lễ cơ bản. Không có yêu cầu rõ ràng về số đồ lễ,... mà gia đình chỉ cần sắm sửa phù hợp với điều kiện kinh tế. Cần lưu ý trong lễ cúng nhập trạch sẽ phải chuẩn bị 2 mâm cơm cúng thần linh và mâm cơm cúng gia tiên.
Sắm đồ vàng mã cúng nhập trạch cho gia đình
Trong các loại lễ vật cần chuẩn bị trong ngày nhập trạch thì việc sắm vàng mã cúng nhập trạch rất quan trọng. Những điều này sẽ có một số quy chuẩn chung và gia đình chỉ cần liệt kê ra và tới các cửa hàng đồ vàng mã đều có thể mua được.
Mua 6 con ngựa đủ kiếm giấy cờ mũ và quần áo với đủ các màu và số lượng như sau : 2 ngựa đỏ, 1 ngựa trắng, 1 ngựa vàng, 1 xanh và 1 tím.
Chuẩn bị giấy tiền, vàng lá, tào quan mỗi loại 5 tập ứng với 5 màu sắc của ngựa để hóa vàng theo màu nến.
Cần 5 mũ và 5 bộ lễ tiền vàng với đủ 5 màu để hóa vàng theo bộ như trên.
Bên cạnh sắm vàng mã cúng nhập trạch thì mâm cơm cúng gia tiên cũng có một số điều cần chuẩn bị. Gia đình có thể chọn cúng cơm chay hoặc cơm mặn. Mâm cơm mặn thì cần có xôi và gà luộc nguyên con cùng 1 bộ tam sanh (gồm 1 miếng thịt thuộc, 1 quả trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc). Mâm cơm chay nên nấu từ 4 món trở lên tùy theo lựa chọn của gia đình và khẩu vị các thành viên.
Chuẩn bị mâm ngũ quả (hoặc có thể nhiều hơn) khá tương tự với các dịp giỗ hoặc lễ tết thường thấy. Có nhiều cách lựa chọn mâm ngũ quả khác như như chuối, bưởi, xoài, đu đủ, sung (hay thấy ở miền Bắc); thanh long, dưa hấu, mãng cầu, quýt, dừa hoặc người miền Nam hay bày mâm ngũ quả với mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Miễn sao hoa quả chọn được tươi mới, đủ màu sắc và bày biện đẹp mắt.
Trên bàn thờ gia tiên và vàng mã cúng nhập trạch, gia chủ nên bày 2 bình hoa tươi ở 2 bên cân xứng cùng nhang đèn đầy đủ. Số chén rượu dâng lên ứng với số bài vị tổ tiên ở trên bàn thờ. Bộ quần áo cũng đủ với số lượng bài vị, giấy tiền, vàng mã đủ xài. Trong ngày dốt trạch, chuyên gia khuyên nên đốt nến thay vì thắp đèn điện như thường ngày để không khí trong nhà lưu thông hài hòa, mang cảm giác đầm ấm, suôn sẻ khi nhập trạch.
Việc bày mâm ngũ quả cúng thần linh tương tự với bàn thờ cúng gia tiên. Gia đình hoàn toàn có thể sử dụng giống các loại hoa quả hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu.
Tuy nhiên việc chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch ở mâm cúng thần linh sẽ có thêm một vài lễ vật khác:
Bộ 5 ngựa với mũ áo đủ 5 màu cùng bộ mũ áo thần linh và ngựa đỏ. Khi xếp ngựa lên bàn cúng sẽ theo thứ tự màu sắc trắng - tím - đỏ - đỏ to - vàng - xanh kèm mũ ngựa và đồ đi kèm bên dưới.
Chuẩn bị thêm 7 đinh tiền vàng và 3 tập tiền tào quan, 2000 đồng vàng hoa đỏ đại.
Ngoài một bình hoa trên bàn thờ thì cần có thêm ít nhất 3 bộ trầu cau, 3 chum trà và 3 chén rượu, 3 điếu thuốc đầy đủ.
Mâm đồ cúng gần tương tự với mâm cúng mặn như trên, thêm vào đó là cháo trắng hoặc cháo thịt cùng các loại bánh kẹo. Mâm cúng này thường được chuẩn bị số lượng lớn và phong phú hơn.
Mách bạn: [999+] Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, chất lượng, giá tốt nhất nên mua 2023.
Việc dâng vàng mã cúng nhập trạch là điều tốt, nhưng gia chủ cũng nên lưu ý chọn thời điểm làm lễ cúng thuận lợi và phù hợp với bản mệnh của người chủ đứng tên ngôi nhà. Bạn có thể căn cứ vào lịch vạn niên hoặc các thông tin khác để chọn được ngày đẹp tiến hành làm lễ nhập trạch.
Các chuyên gia khuyên gia đình nên chọn làm lễ nhập trạch trong khoảng sau tháng 8 âm vì thời điểm này khí hậu mát mẻ và khô ráo, vừa thuận lợi cho việc chuyển nhà. Tuyệt đối tránh chuyển nhà mới vào tháng cô hồn - tháng 7 âm lịch để tránh những điều không may mắn cho gia đình.
Gia đình nên tiến hành sắm vàng mã cúng nhập trạch trước khi chính thức dọn về nhà mới. Có thể chọn ngày đầu tiên dọn đồ đạc tới hoặc khi kê bàn thờ mới vào thì tiến hành luôn. Những đồ nội thất cơ bản có thể bố trí và sắp xếp sau, gia chủ nên ưu tiên việc chuyển ban thờ và báo cáo lên các vị thần linh, thổ địa sớm.
Chọn giờ cúng vào buổi sáng là đẹp nhất, tránh làm lễ khi mặt trời lặn là xế chiều đến tối hoặc buổi trưa - thời điểm dễ rước ma quỷ, cô hồn lang thang tới quấy phá.
Chuẩn bị đồ vàng mã cúng nhập trạch cho gia đình
Sau khi đã chuẩn bị đồ lễ và vàng mã cúng nhập trạch, chọn được ngày tốt, gia chủ hãy tiến hành như các bước sau
Chuẩn bị lò than và đốt ngay chính giữa cửa ra vào. Người trụ cột, người chủ ngôi nhà tay cầm theo bài vị tổ tiên và bát hương sẽ bước qua lò than trước tiên bằng chân trái rồi đến chân phải. Các thành viên còn lại lần lượt bước qua sau đó, trên tay mỗi người đều cầm theo một đồ vật may mắn.
Khi vào nhà thì người phụ nữ sẽ cầm gương soi và mở hết các cửa sổ, cửa chính phụ, bật sáng các đèn điện của căn nhà để khai thoáng không khí.
Gia đình cử thành viên lên sắp xếp lễ vật và bàn thờ thần linh, thổ địa cùng bàn thờ gia tiên cho ngay ngắn, nghiêm trang nhất. Mâm cúng bày giữa nhà sẽ hướng về người hợp tuổi.
Người đại diện sẽ tiến lên và đọc bài khấn và thắp nhang lên bàn thờ, những người con lại phải chắp tay cầu khấn nghiêm túc trước mâm cúng.
Khi việc đọc văn khấn và cúng nhập trạch xong, gia chủ chờ nhang tàn rồi sẽ nấu nước để pha trà. Trà pha để dâng lên mâm cúng và cho mọi người thưởng thức. Việc làm này có ý nghĩa khai hỏa, mang sinh khí mới cho căn nhà.
Đốt vàng mã trên bàn thờ rồi tưới rượu vào tro. Những hũ muối, gạo, nước vẫn nên giữ lại trên bàn thờ, tượng trưng cho mong muốn được no đủ.
Sau khi lễ nhập trạch hoàn tất, gia đình có thể tiếp tục mang đồ đạc tới nhà mới và sắp xếp, bài trí.
Xem thêm: Các mẫu bàn thờ đứng đẹp được ưa chuộng với thiết kế đa dạng, bắt mắt nhất
Khi đã bày vàng mã cúng nhập trạch, cần làm lễ bái tạ khi thu dọn và hoàn tất lễ.
Lúc đọc bài khấn theo thứ tự từ thổ công trước và gia tiên sau.
Nếu chưa chuyển hẳn đến nhà ở, gia chủ nên ngủ lại nhà một đêm. Việc treo chuông gió trước cửa nhà cũng giúp thông báo nhà có người dương đã dọn tới, xua đuổi ma quỷ, tà ác và bệnh tật tìm tới.
Người tuổi Dần hoặc phụ nữ mang thai trong gia đình tránh dọn dẹp nhà của trong ngày làm lễ.
Không mang đồ đã sử dụng như chổi quét, chổi lau cũ tới vào ngày lễ nhập trạch để tránh điều không may mắn.
Nên giữ sinh khí cho ngôi nhà bằng cách để điện, đốt nến.
Trên đây Kiến Trúc Gỗ Đẹp đã cung cấp cho bạn cách sắm lễ vật và vàng mã cúng nhập trạch cho gia đình mới chuyển nhà, các bạn hãy tham khảo để thực hiện lễ nhập trạch theo đúng lễ nghi, mang lại vận khí và may mắn cho gia đình.
Các bài viết liên quan:
Giải đáp: Lễ nhập trạch kiêng gì? - Những điều cần lưu ý
Lễ nhập trạch gồm những gì và những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch nên cắm hoa gì để mang lại tài lộc, thịnh vượng?